Trong tháng 7.2017, giá lợn tăng cao đã đẩy giá gia cầm tăng theo. Trong khi đó, ảnh hưởng của cơn bão số 2 cũng khiến nhiều loại rau tăng giá mạnh.

Thịt, rau củ, thủy sản ‘rủ nhau’ tăng giá mạnh

Phan Diệu | 03/08/2017, 07:00

Trong tháng 7.2017, giá lợn tăng cao đã đẩy giá gia cầm tăng theo. Trong khi đó, ảnh hưởng của cơn bão số 2 cũng khiến nhiều loại rau tăng giá mạnh.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong tháng 7.2017,giá lợn hơi đã tăng mạnh trở lại. Ngoài yếu tố Trung Quốc nhập hàng trở lại, lợn hơi tăng giá là do trong giai đoạn vừa qua, số lợn đến kỳ xuất chuồng được bán đồng loạt một lúc nên lứa lợn kế tiếp chưa kịp lớn.

Tại Đồng Nai, trong tháng 7, giá lợn hơi tăng từ 22.000 đồng/kg lên 42.000 đồng/kg. Tại Vĩnh Long, Bạc Liêu, giá lợn hơi đã tăng 16.000-18.000 đồng/kg so với hồi đầu tháng, với mức giá hiện tại là 38.000-41.000 đồng/kg.

Tại các tỉnh phía Bắc như Hà Nội, Hưng Yên, Ninh Bình, Nam Định, giá lợn hơi sau khi tăng khoảng 18.000 đồng/kg, đã có lúc tăng lên mức hơn 40.000 đồng/kg. Đồng thời, giá lợn hậu bị và lợn con giống tăng cao.

Tại Đồng Nai, lợn nái hậu bị do công ty cung cấp cũng đã tăng từ 5,5 triệu đồng/con lên hơn 7 triệu đồng/con. Tại Bến Tre, lợn con (trọng lượng 15-20kg), hiện đang có mức giá là 1 - 1,2 triệu đồng/con.

Đáng chú ý, giá lợn tăng đã đẩy giá thu mua gia cầm tại một số tỉnh phía Nam nhích từ 2.000-4.000 đồng/kg so với đầu tháng và hiện ở mức giá là 23.000-25.000 đồng/kg; gà lông màu là 24.000-26.500 đồng/kg.

Trong khi đó, về thủy sản, giá cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL trong tháng 7.2017 khá ổn định. Nguồn cung cá vào size hiện ở mức thấp, thị trường tiếp tục chững lại cả về giá và lượng thu mua. Tại Vĩnh Long, An Giang, Cần Thơ… giá cá tra thịt trắng nguyên liệu dao động 21.500-23.000 đồng/kg.

Tương tự, giá tôm nguyên liệu trong tháng diễn biến ổn định đến tăng nhẹ đối với cả tôm sú và tôm thẻ chân trắng do nguồn cung không còn nhiều như tháng trước. Tại TP.Bạc Liêu, giá tôm sú ướp đá cỡ 30 con/kg ở mức 180.000 đồng/kg, cỡ 40 con/kg tăng 4.000 đồng/kg so với tháng trước lên 148.000 đồng/kg. Giá tôm thẻ ướp đá cỡ 50 và 60 con/kg ổn định ở các mức tương ứng 128.000 đồng/kg và 118.000 đồng/kg.

Tại Sóc Trăng, giá tôm thẻ tháng qua tăng nhẹ ở hầu hết các cỡ. Cụ thể, cỡ 50 con/kg giá 137.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg; cỡ 60 con/kg giá 131.000 đồng/kg, tăng 4.000 đồng/kg; cỡ 80 con/kg giá 126.000 đồng/kg, tăng 4.000 đồng/kg.

Đối với rau củ, trong tháng 7.2017, thị trường tại Lâm Đồng không có nhiều biến động do điều kiện thời tiết thuận lợi. Trong khi đó, do ảnh hưởng của cơn bão số 2, mưa lớn gây ngập úng khiến nhiều loại rau ở một số tỉnh phía bắc trong đó có Hà Nội tăng giá mạnh.

Cụ thể, rau dền, mồng tơi giá 5.000 đồng/mớ, tăng 1.000 đồng/mớ; rau ngót cũng tăng 1.000 đồng/mớ lên 6.000 đồng/mớ; bắp cải tăng 3.000 đồng/kg lên 8.000 đồng/kg; cải thảo tăng 5.000 đồng/kg lên 12.000 đồng/kg, mướp đắng tăng 10.000 đồng/kg lên 16.000 đồng/kg.

Đối với trái cây, tính đến thời điểm hiện tại, cơ bản nhân dân các xã vùng thấp của huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã thu hoạch xong vụ vải thiều năm 2017. Mặc dù thời điểm này, giá thu mua vải thiều giảm nhiều so với thời điểm giữa vụ nhưng vải thiều loại 1 vẫn được bán với giá từ 30.000 - 38.000 đồng/kg; loại 2 từ 22.000 - 29.000 đồng/kg; loại 3 có giá từ 15.000 - 21.000 đồng/kg.

Tại Hậu Giang, giá mít đang ở mức cao. Cụ thể, giá mít đẹp thu mua tại vườn là 12.000 đồng/kg, tăng gần 6.000 đồng/kg so với những ngày chính vụ. Do đang cuối vụ nên sản lượng không được nhiều vì đa phần mít đã chín cách đây hơn 1 tháng.

Hiện nay, tình hình tiêu thụ mặt hàng chuối tại Đồng Nai đã khá ổn định, giá mua tại vườn đạt trên 2.000 đồng/kg. Chuối các doanh nghiệp mua để xuất khẩu từ 3.700 - 5.000 đồng/kg, chuối chín bán cho các thương lái là 2.000-3.000 đồng/kg. Với giá này người nông dân mới bắt đầu có lời.

Phan Diệu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thịt, rau củ, thủy sản ‘rủ nhau’ tăng giá mạnh