Tổng thống Park Geun-hye đã vi phạm những nguyên tắc không được phép lãng quên và thiếu những điều kiện cần phải có khi tham gia vào đời sống chính trị tại xứ kim chi.

Bà Park Geun-hye: Còn hay không cơ hội giữ ghế tổng thống?

09/12/2016, 17:58

Tổng thống Park Geun-hye đã vi phạm những nguyên tắc không được phép lãng quên và thiếu những điều kiện cần phải có khi tham gia vào đời sống chính trị tại xứ kim chi.

Tổng thống Hàn Quốc, bà Park Geun-hye

Theo tin từ Reuters, ngày 9.12 các nhà lập pháp Hàn Quốc thống nhất việc luận tội Tổng thống Park Geun-hye vì trách nhiệm liên quan đến vụ bê bối nơi hậu trường, làm khởi phát cuộc khủng hoảng trong đời sống chính trị Hàn Quốc thời gian qua, đe dọa nghiêm trọng đến quyền lực của nữ tổng thống.

Khi các nhà lập pháp Hàn Quốc đồng ý luận tội tổng thống thì bà Park Geun-hye đối diện với nguy cơ trở thành Tổng thống Hàn Quốc được bầu đầu tiên bị tước bỏ vĩnh viễn quyền lực.

Cho dù tiến trình luận tội diễn ra như thế nào đi nữa thì cuộc khủng hoảng quyền lực của Tổng thống Park Geun-hye đã cho thấy sự lệch pha giữa việc nắm giữ quyền lực và thực thi quyền lực.

Để xảy ra hậu quả hôm nay, người đứng đầu nhà nước Hàn Quốc đã lãng quên mệnh đề quyền lực. Khi bà Park Geun-hye được dân chúng Hàn Quốc bầu làm tổng thống, nghĩa là bà đã được nhân dân ủy thác quyền lực. Khi nhân dân trao quyền lực thì họ luôn chờ đợi người nắm giữ quyền lực, cân bằng mệnh đề: quyền lực nhân dân = lợi ích nhân dân.

Tuy nhiên, dường như Tổng thống Park Geun-hye đã lãng quên mệnh đề ấy, vì vậy bà phải trả giá bằng vết nhơ trong sự nghiệp chính trị của mình. Nhận định như vậy có phiến diện quá không?

Đời sống chính trị không có chỗ cho tình bằng hữu

Tham gia hoạt động chính trị là tham gia vào hoạt động mang tính chổ chức, đảng phái và hướng tới việc tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước nếu có cơ hội và được người dân ủy thác quyền lực thông qua cơ chế ủy nhiệm quyền lực nhân dân. Vì vậy, trong hoạt động chính trị phải có liên kết, liên minh hay tạo phe cánh.

Trong chính trị, có thể những người cùng một chiến tuyến nhưng không cùng một chiến hào. Người ta liên kết, liên minh với nhau để giành được sự ủy thác quyền lực của nhân dân, chứ không hẳn người ta có cùng lợi ích. Vì vậy trước khi liên minh, liên kết người ta thương lượng việc phân chia lợi ích, phân chia quyền lực với các đối tác, đồng minh.

Khi liên minh hình thành thì sức mạnh của liên minh tăng lên – liên kết chính trị là hoạt động cộng sinh hình thành nên cộng hưởng. Dù là đối thủ hay đối tác, nhưng khi tham gia liên kết chính trị thì lợi ích chính trị - quyền lực luôn phải là yếu tố đầu tiên nhất người ta hướng tới. Và phân chia quyền lực cũng là cơ sở quan trọng nhất của sự gắn kết hay chia rẽ trong chính trị.

People react after impeachment vote on South Korean President Park Geun-hye was passed, in front of the National Assembly in Seoul, South Korea, December 9, 2016. The sign reads   Impeach Park Geun-hye  .  News1 via REUTERS

Người dân Hàn Quốc phản đối Tổng thống Park Geun-hye - Ảnh: Reuters

Vì vậy, chính trị không có chỗ cho sự vô tư theo kiểu “tứ hải giai huynh đệ”, bởi lẽ như vậy sẽ làm triệt tiêu lợi ích chính trị cá nhân, trong khi đây là điều kiện tiên quyết cho mọi hoạt động chính trị khởi phát và diễn ra. Đó cũng là cơ sở xác định trách nhiệm cá nhân trong hoạt động chính trị, hạn chế tình trạng “cha chung không ai khóc”, đổ cho trách nhiệm tập thể.

Điều đó cho thấy trong đời sống chính trị thì chỉ có đối tác hay đối thủ. Quyền lực được phân chia phù hợp với khả năng của các cá nhân và phe phái, không có chỗ cho tình bằng hữu. Vi phạm nguyên tắc này sẽ mang lại nhiều hệ lụy cho việc điều hành và quản lý nhà nước, khiến việc thực thi quyền lực không mang lại hiệu quả thiết thực.

Thứ nhất, tình bằng hữu khiến cho người nắm giữ quyền lực không dám mạnh tay xử lý khi bằng hữu vi phạm quy định công việc, thậm chí vi phạm pháp luật. Thứ hai, từ hệ quả của việc không dám mạnh tay, người nắm giữ quyền lực có nguy cơ trở thành công cụ để tình bằng hữu lợi dụng, từ đó đối thủ sẽ tìm cách triệt hạ, đối tác rời xa và nhân dân không tín nhiệm.

Nguy hại hơn nữa, tình bằng hữu sẽ dẫn dắt người được nhân dân ủy thác quyền lực vào những hành động phản lại lý tưởng của mình, đi ngược với lợi ích nhân dân mà mình có trách nhiệm tạo ra, bảo đảm và bảo vệ. Tổng thống Park Geun-hye đã phạm vào nguyên tắc này, vì vậy quyền lực của bà có nguy cơ bị tước bỏ vĩnh viễn.

Điều kiện tiên quyết với người lãnh đạo trong cân bằng quyền lực

Ở bất cứ quốc gia nào, tầm nhìn của người lãnh đạo cũng luôn là cơ sở, là điều kiện tiên quyết cho sự lựa chọn của người dân đối với nhân sự của bộ máy công quyền. Dù việc lựa chọn theo hình thức nào thì hậu quả của việc người lãnh đạo thiếu tầm sẽ rất nghiêm trọng, không chỉ đối với quốc gia, dân tộc mà còn cả cá nhân người lãnh đạo thiếu tầm ấy.

Có rất nhiều bài học rất sâu sắc từ thất bại của người lãnh đạo thiếu tầm, vi phạm những nguyên tắc cơ bản của nắm giữ và thực thi quyền lực. Người lãnh đạo thiếu tầm là một trong những nguyên nhân làm trì trệ hoạt động của bộ máy công quyền, làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của đất nước và qua đó làm cho niềm tin của nhân dân vào chính quyền giảm sút.

Người dân trao quyền lực để đổi lấy lợi ích, thể hiện qua mệnh đề: quyền lực nhân dân = lợi ích nhân dân. Người lãnh đạo có tầm là càng ngày càng làm cho mệnh đề quyền lực cân bằng hơn giữa quyền lực nhà nước với lợi ích nhân dân. Nếu mệnh đề quyền lực quá lệch chuẩn thì chứng tỏ người lãnh đạo thiếu tầm.

Khi người Hàn Quốc bầu bà Park Geun-hye làm tổng thống thì chứng tỏ người dân đã nhận thấy bà có tầm nhìn của người lãnh đạo. Song từ tầm nhìn của người lãnh đạo chuyền thành cái tầm của người lãnh đạo thì phải được chứng minh qua thực tiễn thực thi quyền lực nhà nước trong việc tạo ra, bảo đảm và bảo vệ lợi ích cho nhân dân.

Dường như Tổng thống Park Geun-hye đã không thể hiện xuất sắc việc chuyền hóa tầm nhìn sang thực thi quyền lực. Riêng việc bà để tình bằng hữu ảnh hưởng tới quyền lực của mình cũng đã cho thấy bà thiếu tầm bởi lẽ với người lãnh đạo – nhất là người đứng đầu một nhà nước – việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật là luôn nền tảng cho việc thực thi quyền lực.

Tiếc là bà Park Geun-hye đã vi phạm vào nguyên tắc ấy. Nay thì bà đã bị luận tội và tạm rời xa chiếc ghế quyền lực của mình. Thực ra, trước đây cố Tổng thống Roh Moo-hyun cũng đã từng bị luận tội, rồi sau đó được phục chức và thực hiện nhiệm vụ của một Tổng thống Hàn Quốc đến hết nhiệm kỳ. Vì vậy, Tổng thống Park Geun-hye vẫn còn hy vọng tái hồi quyền lực.

Tuy nhiên, với những gì xảy ra trong thời gian qua liên quan tới việc thực thi quyền lực của Tổng thống Park Geun-hye thì nguy cơ bà phải vĩnh viễn rời khỏi vũ đài chính trị là rất lớn. Bà Park Geun-hye đã vi phạm những nguyên tắc không được phép lãng quên và thiếu những điều kiện cần phải có khi tham gia vào đời sống chính trị tại xứ kim chi.

Ngọc Việt

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
10 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bà Park Geun-hye: Còn hay không cơ hội giữ ghế tổng thống?