The New York Times vừa có bài phân tích về 3 loại vũ khí mà Phương Tây đang sử dụng với Nga sau cuộc động binh với Ukraine. Đây cũng là 3 vũ khí mà Phương Tây có thể dùng đối phó Trung Quốc.

Ba vũ khí mà Trung Quốc phải dè chừng khi phương Tây dùng với Nga trong khủng hoảng Ukraine

A.T | 07/03/2022, 09:40

The New York Times vừa có bài phân tích về 3 loại vũ khí mà Phương Tây đang sử dụng với Nga sau cuộc động binh với Ukraine. Đây cũng là 3 vũ khí mà Phương Tây có thể dùng đối phó Trung Quốc.

Cứ mỗi ngày trôi qua, cuộc chiến ở Ukraine trở thành một bi kịch lớn hơn đối với người dân Ukraine nhưng cũng là mối đe dọa lớn hơn đối với tương lai của châu Âu và thế giới nói chung. Chỉ có một quốc gia có thể có đủ sức mạnh để ngăn cản nó ngay bây giờ và đó không phải là Mỹ. Đó là Trung Quốc.

Nếu Trung Quốc thay vì giữ thái độ trung lập mà yêu cầu Nga rút quân khỏi Ukraine - thì điều đó có thể khiến Tổng thống Vladimir Putin có thể ngừng chiến dịch quân sự tàn khốc này. Ở mức tối thiểu, điều đó sẽ khiến Điện Kremlin phải tạm dừng, bởi vì ông ta không có đồng minh quan trọng nào khác trên thế giới hiện nay ngoài Ấn Độ - một nước cũng giữ thái độ trung lập.

Tại sao Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc lại có lập trường như vậy? Dường như vì điều này sẽ làm suy yếu giấc mơ thống nhất Đài Loan giống như cách mà Tổng thống Putin đang làm ở Ukraine? Câu trả lời ngắn gọn là tám thập kỷ qua hòa bình tương đối giữa các cường quốc đã dẫn đến một thế giới toàn cầu hóa nhanh chóng. Đây chính là chìa khóa cho sự trỗi dậy kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc và giúp cho khoảng 800 triệu người Trung Quốc thời những năm 1980 thoát nghèo. Hòa bình đã rất tốt cho Trung Quốc. Sự tăng trưởng liên tục đó phụ thuộc vào khả năng xuất khẩu của Trung Quốc nhờ học hỏi từ thế giới hội nhập ổn định và sự phát triển kinh tế thị trường

Người dân Trung Quốc ngày càng khá giả hơn về mặt kinh tế - phụ thuộc một mức độ đáng kể vào sự ổn định của nền kinh tế toàn cầu và hệ thống thương mại.

Đối với các chiến lược gia Trung Quốc vướng vào suy nghĩ cũ - rằng bất kỳ cuộc chiến nào làm suy yếu hai đối thủ chính của Trung Quốc hiện đại là Mỹ và Nga, đều phải là điều tốt. Mỗi cuộc chiến đều mang theo những đổi mới (những cách thức mới để chiến đấu, chiến thắng và tồn tại), và cuộc chiến ở Ukraine không phải là ngoại lệ.

Chúng ta đã thấy ba "vũ khí" được triển khai theo những cách mà chúng ta chưa từng thấy trước đây hoặc chưa từng thấy trong một thời gian dài và Trung Quốc sẽ khôn ngoan khi nghiên cứu tất cả chúng. Bởi vì nếu Trung Quốc không giúp ngăn cản Nga ngay bây giờ, những vũ khí này cuối cùng khi được triển khai sẽ đẩy Nga đến chân tường. Những vũ khí này thậm chí có thể khiến Putin làm điều không tưởng với vũ khí hạt nhân của mình, có thể gây mất ổn định và thậm chí phá hủy nền tảng toàn cầu mà tương lai của Trung Quốc đặt trên đó.

Vũ khí quan trọng thứ nhất trong cuộc chiến này là việc sử dụng loại tạm gọi là “bom hạt nhân kinh tế”, được triển khai đồng thời bởi phương Tây. Mỹ, cùng với Liên minh châu Âu và Anh, đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga đang làm tê liệt nền kinh tế của nước này, đe dọa nghiêm trọng đến các công ty và phá hủy tiền tiết kiệm của hàng triệu người Nga với tốc độ và phạm vi chưa từng có, gây ra một vụ “nổ hạt nhân kinh tế”. Ông Putin hiện đã nhận ra điều đó - và nói rõ ràng như vậy vào hôm 5.3: Các biện pháp trừng phạt do Mỹ và EU lãnh đạo “giống như một lời tuyên chiến”.

Vũ khí thứ hai hoàn toàn mới xuất hiện. Với các mạng xã hội, các cá nhân, công ty và nhóm hoạt động xã hội thừa khả năng có thể áp dụng các biện pháp trừng phạt và tẩy chay của riêng họ mà không cần bất kỳ lệnh nào của chính phủ, làm gia tăng sự cô lập và bóp nghẹt kinh tế của Nga. Những tác nhân mới này - một loại phong trào đặc biệt từ xã hội phương tây đang ủng hộ Ukraine, quay lưng với Nga. Hiếm có khi nào, một quốc gia to lớn và hùng mạnh này lại bị thách thức về chính trị và kinh tế nhanh chóng như vậy.

Vũ khí thứ ba vừa mới vừa cũ, đó là vũ khí tinh thần và cảm xúc: Sự đoàn kết. Phương Tây đã tìm lại tiếng nói chung của mình. Trước khi Nga đưa quân vào Ukraine, Phương Tây là khối chia rẽ bùng nhùng vì lợi ích nhưng giờ họ lại sát cánh với nhau. Hai thứ vũ khí trên có thể tác dụng tức thời nhưng vũ khí thứ 3 có thể ảnh hưởng đến nhiều năm sau, ảnh hưởng rất lâu dài.

Ba loại vũ khí này đủ để thu hút sự chú ý của Trung Quốc vì nếu Trung Quốc phiêu lưu tại Đài Loan thì họ cũng sẽ phải đối mặt với ba loại vũ khí này. 

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương tại Hoàng thành Thăng Long
40 phút trước Sự kiện
Sáng 19.1, Chủ tịch nước Lương Cường và phu nhân cùng đại diện lãnh đạo các bộ ban ngành trung ương, thành phố Hà Nội, và gần 100 đại biểu kiều bào thực hiện nghi lễ dâng hương tại điện Kính Thiên ở Hoàng thành Thăng Long để thành kính tưởng nhớ đến các thế hệ cha ông đã chiến đấu, hy sinh gìn giữ, bảo vệ non sông nước Việt.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ba vũ khí mà Trung Quốc phải dè chừng khi phương Tây dùng với Nga trong khủng hoảng Ukraine