Bắc Giang và Bắc Ninh là 2 địa phương có chỉ tiêu tuyển dụng lớn nhất, lần lượt là 17.338 và 11.113 việc làm.
Kinh tế - đầu tư - dự án

Bắc Giang, Bắc Ninh 'khát' lao động ngành điện tử, may mặc

Tuyết Nhung 14/03/2024 17:40

Bắc Giang và Bắc Ninh là 2 địa phương có chỉ tiêu tuyển dụng lớn nhất, lần lượt là 17.338 và 11.113 việc làm.

Ngày 14.3, các tỉnh thành phía bắc, nơi tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất như Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh... đã phối hợp tổ chức phiên giao dịch việc làm trực tuyến, với hơn 41.000 chỉ tiêu tuyển dụng.

anh-14.3-9.jpg
Kết hợp phỏng vấn tuyển dụng trực tiếp giữa doanh nghiệp và người lao động - Ảnh: UBND TP.Hà Nội

Có 154 đơn vị doanh nghiệp tham gia phiên tuyển dụng này. Bắc Giang có nhu cầu tuyển dụng lớn nhất, với 17.338 chỉ tiêu. Xếp tiếp sau là Bắc Ninh với 11.113 chỉ tiêu. Một số tỉnh thành có nhu cầu tuyển dụng từ 2.000 chỉ tiêu trở lên, gồm Thái Bình (4.018 chỉ tiêu), Ninh Bình (3.224), Hải Phòng (2.410).

TP.Hà Nội có 30 doanh nghiệp đăng ký tham gia với chỉ tiêu tuyển dụng là 1.125. Việc tổ chức phiên trực tuyến này được Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội kết nối đồng bộ trên hệ thống Sàn giao dịch việc làm Hà Nội. Trong tổng số 30 doanh nghiệp tham gia phiên giao dịch việc làm, có 17 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại dịch vụ, chiếm tỷ lệ cao nhất (56,7%). Nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ cao đẳng - đại học trở lên là 426/1.125 chỉ tiêu, chiếm tỷ lệ 37,9%. Nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ trung cấp - công nhân kỹ thuật là 387/1.125 chỉ tiêu, tỷ lệ 34,4%. Nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ lao động phổ thông là 312/1.125 chỉ tiêu, tỷ lệ 27,7%. Các chỉ tiêu có mức thu nhập cao từ 15 triệu đồng/tháng trở lên có 185/1.125 chỉ tiêu, tỷ lệ 16,4%, dành cho người lao động có kinh nghiệm và chuyên môn tốt, có khả năng chịu áp lực công việc cao. Các chỉ tiêu có mức thu nhập từ 10 đến 15 triệu đồng/tháng với 312/1.125 chỉ tiêu, tỷ lệ 27,7%, dành cho các vị trí kinh doanh, quản lý, giám sát, trưởng - phó phòng...

Chỉ tiêu tuyển dụng ở các nhóm ngành nghề không có sự chênh lệch lớn, song cao nhất tập trung ở nhóm công nhân sản xuất điện tử, với 3.945 chỉ tiêu; may mặc 3.816; kinh doanh - marketting 3.721; nhân viên kỹ thuật 3.548; cơ khí - hàn 3.442; thợ vận hành máy 3.443; 3.414 nhân viên bán hàng - thu ngân; 2.902 lái xe; 2.859 việc làm kế toán - kiểm toán; hơn 2.600 việc làm nhân viên chăm sóc khách hàng; 2.617 việc làm khối văn phòng - nhân sự.

Bài liên quan
Xuất khẩu lao động ở Nhật Bản: Chuẩn bị tổ chức thi kỹ năng đặc định cho 2 lĩnh vực
Đầu tháng 3 tới, kỳ thi đánh giá kỹ năng trong lĩnh vực chăm sóc điều dưỡng và lĩnh vực nông nghiệp đối với người lao động đi làm việc tại Nhật Bản theo chương trình lao động kỹ năng đặc định sẽ được tổ chức.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
1 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bắc Giang, Bắc Ninh 'khát' lao động ngành điện tử, may mặc