Lao động điện tử, dệt may, xây dựng... thuộc nhóm nhà tuyển dụng cần nhiều nhất, bình quân hơn 3.000 người/ngành tại phiên giao dịch việc làm ngày 22.2.
Kinh tế - đầu tư - dự án

Lao động điện tử, may mặc được tuyển dụng nhiều nhất sau tết

Tin và ảnh: Tuyết Nhung 22/02/2024 23:53

Lao động điện tử, dệt may, xây dựng... thuộc nhóm nhà tuyển dụng cần nhiều nhất, bình quân hơn 3.000 người/ngành tại phiên giao dịch việc làm ngày 22.2.

Ngày 22.2, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm của các tỉnh thành Ninh Bình, Bắc Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Thái Bình, Quảng Ninh, Hải Phòng tổ chức "Phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 9 tỉnh, thành phố".

img_9402.jpg.jpg
Người lao động trong ngành dệt may - Ảnh: TN

Trong số hơn 44.000 chỉ tiêu tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN) đăng ký tại phiên giao dịch việc làm này, nhu cầu tuyển dụng của các đơn vị thuộc tỉnh Bắc Giang lớn nhất, lên tới 17.494 chỉ tiêu. Cũng có nhu cầu tuyển dụng lao động lớn là các DN tỉnh Bắc Ninh với 11.080 chỉ tiêu. Một số tỉnh thành có chỉ tiêu tuyển dụng lên đến con số hàng nghìn, như Quảng Ninh 5.365 chỉ tiêu, Thái Bình 3.708 chỉ tiêu, Ninh Bình 3.174 chỉ tiêu...

Công nhân điện tử dẫn đầu số lượng cần tuyển với hơn 3.300 lao động, tiếp đến may mặc hơn 3.100 người, công nhân xây dựng gần 3.000 người. Các nhóm ngành như cơ khí - hàn, thợ vận hành máy, bán hàng - thu ngân, nhân viên phụ bếp dao động 2.500 - 2.800 người mỗi ngành.

Lãnh đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội nhận định ngay sau Tết Giáp Thìn, thị trường lao động tiếp tục đà phục hồi, sự khởi sắc đầu năm thể hiện tại các thị trường lao động lớn trong cả nước. Tại Hà Nội, các DN đang tích cực tập trung tuyển dụng lao động ngay từ thời điểm đầu năm để bổ sung nguồn lao động, đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh.

Phiên giao dịch việc làm lần này nhằm đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của DN, đồng thời tạo cơ hội cho người lao động, nhất là sinh viên, học viên mới tốt nghiệp tìm được việc làm và người lao động có nhu cầu thay đổi việc làm phù hợp. Một số nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng lớn như: Bán buôn bán lẻ, công nghiệp chế biến, chế tạo, vận tải - logistics, dịch vụ nhà hàng khách sạn, du lịch...

Trong tổng số 29 DN tham gia phiên giao dịch tại Hà Nội, có 15 DN thuộc lĩnh vực thương mại dịch vụ, chiếm tỉ lệ cao nhất (51,7%), còn lại thuộc lĩnh vực sản xuất, xây dựng, bất động sản... Nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ cao đẳng - đại học trở lên là 385 lao động, chiếm tỉ lệ 39,4%. Nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ trung cấp - công nhân kỹ thuật là 32 lao động, chiếm tỉ lệ 33,6%. Nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ lao động phổ thông là 264 lao động, chiếm tỉ lệ 27,02%.

Đáng chú ý, mức thu nhập từ 15 triệu đồng/tháng trở lên có 154 chỉ tiêu; mức thu nhập từ 10 đến 15 triệu đồng/tháng có 283 chỉ tiêu; mức thu nhập từ 7 đến 10 triệu đồng/tháng có 345 chỉ tiêu; mức thu nhập từ 5 đến 7 triệu đồng/tháng có 167 chỉ tiêu; mức thu nhập thỏa thuận có 28 chỉ tiêu.

Bài liên quan
Những chuyến xe '0 đồng' đưa người lao động nghèo về quê ăn tết
Với mong muốn "mang tết đến mọi nhà", những chuyến xe "0 đồng" đã lăn bánh đưa những công nhân nghèo về quê ăn tết.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thách thức, nguy cơ và những giải pháp cho phát triển đất nước - Bài 4: Mau chóng trở thành cường quốc về nhân lực công nghệ thông tin
2 giờ trước Góc bình luận
Chất lượng đào tạo nguồn nhân lực CNTT ở Việt Nam là vấn đề nan giải, khi chúng ta vẫn chưa theo kịp trình độ của những nước tiên tiến, kể cả trong khu vực. Nhiều doanh nghiệp sau khi tuyển kỹ sư là cử nhân đại học, cao đẳng, hoặc học viên trường nghề về CNTT đã phải đào tạo lại.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lao động điện tử, may mặc được tuyển dụng nhiều nhất sau tết