Bị tai nạn xe gắn máy, nhưng các bác sĩ không phát hiện bệnh nhân bị tổn thương gì ở cơ quan vận động. Tuy nhiên, suýt chút nữa mà vì thế bệnh nhân có thể đã phải đoạn chi, thậm chí có thể bị tử vong do suy tim, suy thận.

Bác sĩ không phát hiện bệnh, nam thanh niên suýt bị tàn phế

Hồ Quang | 05/01/2018, 18:15

Bị tai nạn xe gắn máy, nhưng các bác sĩ không phát hiện bệnh nhân bị tổn thương gì ở cơ quan vận động. Tuy nhiên, suýt chút nữa mà vì thế bệnh nhân có thể đã phải đoạn chi, thậm chí có thể bị tử vong do suy tim, suy thận.

Ngày 5.1, TS.BS Nguyễn Văn Châu - Tổng giám đốc Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á (TP.HCM) - cho hay bệnh viện vừa phẫu thuật cứu một nam thanh niên thoát khỏi tàn phế do chấn thương mạch máu “thể khô” mà các bác sĩ trước đó không phát hiện.

Nam thanh niên V.T. (25 tuổi,quê Quảng Ngãi) bị một tai nạn xe gắn máy và đến kiểm tra tại một bệnh viện ở TP.HCM, các bác sĩ kết luận bệnh nhân chỉ bị xây xát nhẹ,không bị tổn thương cơ quan vận động nên cho về nhà.

Tuy nhiên,sau đóT. cảm thấy đau và lạnh chântrái kèm theo khối máu tụ và vết xây xát vùng bẹn đùi trái - khu vựcanh T. bị tổn thương do tai nạn xe gắn máy nên gia đình đã đưa đến Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á ( TP.HCM) kiểm tra.

Tại đây, các bác sĩ phát hiện mạch chân trái của bệnh nhân T. rất khó bắt, vùng chấn thương hoàn toàn không có chảy máu ra ngoài.

Trước tình hình đó, bác sĩ Châu cho biết các bác sĩ đã nghĩ ngay đến một chấn thương mạch máu dạng thể khô. Ngay lập tức bệnh nhân được chỉ định chụp CT-Scan 160động mạch chậu và 2 chi dưới. Kết quả cho thấy đoạn cuối động mạch chậu ngoài bên trái kéo dài đến động mạch đùi chung của bệnh nhân bị tắc hoàn toàn.

Tình trạng trên của bệnh nhân là rất nguy hiểm nên các bác sĩ quyết định phẫu thuật ngay để loại bỏ đoạn động mạch bị tổn thương (mạch máu bị lóc lớp nội mạc và gây huyết khối lan rộng trong lòng mạch), và tái lập lưu thông mạch máu bằng vật liệu nhân tạo (mạch máu nhân tạo).

Bác sĩ Châu nhận định tình trạng chấn thương mạch máu của bệnh nhân T. trong lúc này được tính bằng giờ, vì nếu thiếu máu cấp đến muộn, ngoài việc cắt cụt chi, còn có thể gây hậu quả nặng nề về chuyển hóa như:loạn nhịp tim, suy thận cấp và gây tử vong.

“Rất may mắn ngaysau phẫu thuật, tình trạng tưới máu chân trái của bệnh nhân đã được phục hồi hoàn toàn, mạch ở chân trái bắt rõ, chân trái ấm và bệnh nhân hết cảm giác đau”, bác sĩ Châu hồ hởi nói.

Theo bác sĩ Châu, bệnh nhân T. bị chấn thương mạch máu ở “thể khô” nên máu không chảy ra ngoài, điều này làm cho bệnh nhân cũng như thầy thuốc rất dễ bỏ sót thương tổn, mà hậu quả sẽ là thiếu máu cấp không hồi phục và phải cắt cụt chi thể.

“Những trường hợp chấn thương trên đường đi của mạch máu, hoặc những chấn thương kèm theo tổn thương cơ quan vận động mà gây đau, lạnh, tím, mất mạch phần chi thể bên dưới tổn thương thì cần đến ngay những bệnh viện có chuyên khoa phẫu thuật timmạch máu để chẩn đoán và xử trí kịp thời (tính bằng giờ), mới mong tránh nguy cơ cắt cụt chi nếu như thực sự có chấn thương mạch máu”, bác sĩ Châu khuyến cáo.

Hồ Quang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn – Bài 4: Giải pháp bền vững
1 giờ trước Bảo vệ môi trường
Để ứng phó với tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt trong mùa khô, nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL đã đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các địa phương cần nguồn vốn đầu tư lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bác sĩ không phát hiện bệnh, nam thanh niên suýt bị tàn phế