Chia sẻ với phóng viên về tình trạng dịch bệnh lúc giao mùa hiện nay, bác sĩ Đỗ Thiện Hải - Phó Trưởng Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết thời gian qua, bệnh viện tiếp nhận từ 10-15 ca/1 ngày các bệnh nhân bị cúm, sốt co giật. Đáng chú ý là có cả bệnh nhân bị cúm nhưng biến chứng thành viêm não, sốt cao sau cúm.

Bác sĩ lưu ý trẻ bị cúm dễ biến chứng thành viêm não khi giao mùa

Hải Yến | 19/02/2019, 11:04

Chia sẻ với phóng viên về tình trạng dịch bệnh lúc giao mùa hiện nay, bác sĩ Đỗ Thiện Hải - Phó Trưởng Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết thời gian qua, bệnh viện tiếp nhận từ 10-15 ca/1 ngày các bệnh nhân bị cúm, sốt co giật. Đáng chú ý là có cả bệnh nhân bị cúm nhưng biến chứng thành viêm não, sốt cao sau cúm.

Theo bác sĩ Hải, điển hình là trường hợp bệnh nhi 5 tuổi nhập viện trong tình trạngsốt cao, nôn khan và đau đầu; khi các bác sĩ khám thì đã bị viêm não sau cúm. Tương tự, một bệnh nhi khác bị biến chứng viêm não sau cúm đang phải điều trị tại khoa. Theo gia đình bệnh nhi, 3 ngày đầu bệnh nhi sốt cao liên tục. Bước sang ngày thứ 4, bệnh nhi hạ sốt gia đình nghĩ con đã đỡ bệnh. Tuy nhiên, bé lại ngủ rất nhiều, ngủ cả ngày không ăn uống. Ngay sau đó, bệnh nhi được đưa tới bệnh viện Nhi Trung ương và được chẩn đoán viêm não sau cúm.

Bác sĩ Hải cho biết cúm là bệnh viêm đường hô hấp do vi rút gây ra, triệu chứng là các bé thường sốt rất cao (39 - 40 độ), nếu xử lý thuốc hạ sốt không tốt sẽ gây tình trạng co giật, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Ngoài sốt, trẻ có thể ho nhiều, chảy nước mắt, nước mũi, đau họng, buồn nôn, khám họng có viêm đỏ, có thể viêm phế quản. Biến chứng hay gặp nhất của cúm là sốt quá cao gây co giật (trên 39,5 độ), viêm phổi có thể do vi rút cúm hoặc viêm phổi do bội nhiễm các vi khuẩn khác có trong hầu họng của bệnh nhân.

Vào mùa xuân độ ẩm trong không khí cao, tạo điều kiện thuận lợi bệnh lây truyền qua đường hô hấp phát triển. Đặc biệt ở những nơi đông người như nhà trẻ, cơ quan đông người, chung cư đông người. Ở người lớn bệnh hay gặp nhất là cúm, ở trẻ có thêm sởi, quai bị… "Biến chứng viêm não sau khi mắc cúm năm nay tần suất gặp nhiều hơn các năm khác. Biến chứng xuất hiện vào ngày 2 - 3 sau sốt cao trẻ ngủ nhiều, buồn nôn, nôn khan, co giật… và có những biểu hiện của nhiễm khuẩn thần kinh trung ương (li bì, co giật…). Một số biến chứng khác gặp khi mắc cúm như viêm phổi do vi rút cúm hoặc bội nhiễm các loại vi khuẩn có sẵn trong hầu, họng của bệnh nhân",thạc sĩ - bác sĩ Đỗ Thiện Hải lưu ý.

Việc dùng thuốc tamiflu chỉ có tác dụng nếu chẩn đoán phát hiện cúm sớm trong vòng 48 giờđầu, có triệu chứng sốt. Còn sau 48 giờchủ yếu chỉ điều trị hạ sốt và chăm sóc cho bé để phòng biến chứng. Phụ huynh lưu ý chăm sóc trẻ nhiễm cúm bằng thuốc hạ sốt paracetamol 6 giờ/lần để giảm nguy cơ co giật. Cho trẻ sử dụng thuốc giảm ho để tránh biến chứng viêm phổi, trẻ lớn dùng nước muối loãng để rửa mũi, súc họng. Cha mẹ cần chú ý chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ để giúp nhanh phục hồi cơ thể. Điều này rất quan trọng đối với trẻ mắc các bệnh nhiễm trùng.

Dạ Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
5 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bác sĩ lưu ý trẻ bị cúm dễ biến chứng thành viêm não khi giao mùa