Ngày 14.9 Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM đã chính thức khai trương hoạt động tư vấn khám, chữa bệnh từ xa. Trong ngày đầu tiên, các bác sĩ ở đây đã tiến hành khám và hội chẩn cho 2 bệnh nhân nặng tại Đắk Lắk, Đồng Tháp.

Bác sĩ ngồi ở Sài Gòn điều trị cho bệnh nhân tại Đắk Lắk, Đồng Tháp...

14/09/2020, 15:53

Ngày 14.9 Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM đã chính thức khai trương hoạt động tư vấn khám, chữa bệnh từ xa. Trong ngày đầu tiên, các bác sĩ ở đây đã tiến hành khám và hội chẩn cho 2 bệnh nhân nặng tại Đắk Lắk, Đồng Tháp.

Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM khai trương hoạt động tư vấn khám, chữa bệnh từ xa vào sáng 14.9 - Ảnh: PV

Trong ngày khai trương hoạt động tư vấn khám, chữa bệnh từ xa, các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM đã tư vấn lâm sàng, kết nối siêu âm trực tuyến, truyền hình ảnh phim cắt lớp vi tính, truyền dữ liệu hình ảnh thăm dò chức năng và chẩn đoán hình ảnh cho các bệnh viện tuyến dưới. Buổi hội chẩn còn có sự tham gia của hơn 186 điểm cầu kết nối trực tuyến của các bệnh viện ở 22 tỉnh thành khác.

Tại đây, các chuyên gia của Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM đã trực tiếp hội chẩn, tư vấn khám, chữa bệnh từ xa cho 2 bệnh nhân, trong đó có 1 bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Tháp và 1 tại Bệnh viện đa khoa Thiện Hạnh (Đắk Lắk).

Ca bệnh đang điều trị ở đang điều trị ở Bệnh viện đa khoa Thiện Hạnh (Đắk Lắk) là bệnh nhân N.T.Đ (58 tuổi, ngụ tại Đắk Lắk). Người bệnh nhập viện trong tình trạng khó thở, khò khè. Bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) đã 10 năm nay, được điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên gần đây, bà Đ. có triệu chứng khó thở, khò khè, ho khạc đờm trắng đục, kèm sốt nhẹ. Tại Bệnh viện đa khoa Thiện Hạnh, các bác sĩ đánh giá đây là ca bệnh khó, nhiều bệnh nền khác nhau (như lao phổi, giãn phế quản, tăng huyết áp). Đặc biệt, tác nhân gây bệnh là vi khuẩn kháng thuốc, rất cần sự hỗ trợ của các chuyên gia để đưa ra phương pháp điều trị tiếp theo cho người bệnh. Tại buổi hội chẩn trực tuyến, các chuyên gia Bệnh viện Đại học Y dược đã tiến hành hội chẩn, đưa ra phương pháp điều trị cho người bệnh.

Bệnh nhân đang được điều trị tại Bệnh viện đa khoa Đồng Tháp là ông N.V.M (73 tuổi, ngụ Đồng Tháp) có tiền căn nhồi máu não, thường xuyên xuất hiện các cơn co giật toàn thân. Lúc nhập viện, bệnh nhân M. rơi vào tình trạng hôn mê, thở phì phò, gồng tay chân. Các bác sĩ tại Bệnh viện đa khoa Đồng Tháp đã kịp thời cấp cứu người bệnh với chẩn đoán ban đầu là u não trán phải, nhồi máu não cũ nhân bèo phải trán trái, động kinh cục bộ toàn thể hóa thứ phát. Tình trạng người bệnh hiện đang ổn định, tuy nhiên cần xác định rõ nguyên nhân gây các cơn động kinh để xác định hướng điều trị. Tại buổi hội chẩn, các chuyên gia của Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM cho biết người bệnh xuất hiện các cơn co giật có thể do 2 tác nhân chính là dị dạng mạch máu não và u não, các bác sĩ đã cùng hội chẩn để đưa ra hướng điều trị tiếp theo.

Theo PGS-TS-BS Nguyễn Hoàng Bắc – Giám đốc Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, việc triển khai, đẩy mạnh hoạt động tư vấn khám chữa bệnh từ xa trên nền tảng công nghệ hiện đại không chỉ nâng cao chất lượng điều trị, tiết kiệm chi phí cho xã hội và ngành y tế mà còn giúp đội ngũ y bác sĩ có thể dễ dàng trao đổi, đào tạo, tăng cường năng lực chuyên môn cho tuyến dưới, giảm quá tải bệnh viện.

"Ngoài thực hiện tốt công tác điều trị, nghiên cứu khoa học, đào tạo nguồn nhân lực y tế chất lượng cao, chuyển giao kỹ thuật chuyên môn và công nghệ quản trị, nhiệm vụ trọng tâm của bệnh viện còn là chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ tiên tiến để tăng cường hiệu quả khám, chữa bệnh; đặc biệt là đề án khám chữa bệnh từ xa của Bộ Y tế với mục tiêu tất cả cơ sở y tế, nhất là tuyến huyện được hỗ trợ chuyên môn liên tục và mọi người dân được hỗ trợ y tế thường xuyên”, bác sĩ Bắc cho hay.

PGS-TS-BS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) đánh giá cao nỗ lực của Bệnh viện Đại học y dược TP.HCM trong những năm qua về công tác đào tạo, và chuyển giao kỹ thuật cho các bệnh viện tuyến dưới. Thực hiện Đề án khám chữa bệnh từ xa của Bộ Y tế, bệnh viện đã tiếp tục tăng cường năng lực chuyên môn của các bệnh viện tuyến dưới, giúp chất lượng khám chữa bệnh được vươn cao, bay xa. “Với bề dày kiến thức, kinh nghiệm, Bộ Y tế tin tưởng Bệnh viện Đại học Y dược sẽ là địa chỉ tin cậy giúp đỡ cho các bệnh viện tuyến dưới, sẵn sàng truyền đạt, chia sẻ kiến thức nhằm nâng cao hiệu quả điều trị cho người bệnh”, ông Khuê nói.

Hồ Quang

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn – Bài 4: Giải pháp bền vững
2 giờ trước Bảo vệ môi trường
Để ứng phó với tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt trong mùa khô, nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL đã đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các địa phương cần nguồn vốn đầu tư lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bác sĩ ngồi ở Sài Gòn điều trị cho bệnh nhân tại Đắk Lắk, Đồng Tháp...