Sau khi bệnh nhân mắc COVID-19 khỏi bệnh sẽ không mắc trở lại từ 6 tháng và có thể kéo dài đến suốt đời. Nếu đã khỏi bệnh COVID-19 thì không cần phải tiêm vắc xin.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh: “Một số người khỏi COVID-19 có khả năng miễn dịch suốt đời”

Hồ Quang | 03/11/2021, 04:16

Sau khi bệnh nhân mắc COVID-19 khỏi bệnh sẽ không mắc trở lại từ 6 tháng và có thể kéo dài đến suốt đời. Nếu đã khỏi bệnh COVID-19 thì không cần phải tiêm vắc xin.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh - Phó chủ tịch thường trực Liên chi hội Truyền nhiễm TP.HCM đã nhấn mạnh như thế về khả năng miễn dịch của những bệnh nhân mắc COVID-19 đã khỏi bệnh.

Chỉ có duy nhất chủng vi rút SARS- CoV-2

Theo bác sĩ Khanh, thời gian gần đây có một số thông tin cho rằng, vi rút SARS-CoV-2 gây ra bệnh COVID-19 đã xuất hiện nhiều biến chủng Alpha, Beta, Gamma, Delta, Delta Plus, Lambda… Nếu người đã mắc chủng này khỏi bệnh thì vẫn còn có những chủng khác đe dọa. Do đó, để tạo miễn dịch cộng đồng, bệnh nhân mắc COVID-19 khỏi bệnh phải tiêm vắc xin phòng COVID-19 để bảo vệ bản thân.

Điều này không chỉ khiến những người mắc COVID-19 khỏi bệnh lo ngại mà cả những người chưa mắc bệnh cũng tỏ ra lo ngại, vì có nguy cơ mắc COVID -19 nhiều lần với nhiều biến chủng khác nhau như trên.

bac-si-truong-huu-khanh-neu-khoi-benh-covid-19-co-kha-nang-mien-dich-suot-doi-hinh-anh(1).png
Bác sĩ Trương Hữu Khanh - Phó chủ tịch thường trực Liên chi hội Truyền nhiễm TP.HCM - Ảnh: PV

Bác sĩ Trương Hữu Khanh khẳng định hoàn toàn không có chuyện bệnh nhân mắc COVID-19 chủng này khỏi bệnh thì vẫn có thể mắc COVID-19 ở chủng khác.

“Vi rút gây bệnh COVID-19 hiện nay chỉ có duy nhất chủng SARS- CoV-2. Chủng vi rút SARS-CoV-2 này gây đột biến tạo ra những biến thể khác như: Alpha, Beta, Gamma, Delta, Delta Plus, Lambda… Tất cả các biến thể trên vẫn là chủng vi rút SARS-CoV-2. Đây không phải là chủng mà chỉ là những biến thể do đột biến để thích nghi với con người nhằm lây lan nhanh hơn. Khi biến thể nào đó lây nhanh hơn sẽ được tồn tại, còn những biến thể lây lan chậm sẽ tự triệt tiêu”, bác sĩ Khanh nói.

Theo bác sĩ Khanh, nếu biến thế Delta lây lan ở người nhanh hơn so với những biến thể như Alpha, Beta, Gamma, Delta Plus, Lambda…thì những biến thể này sẽ tự triệt tiêu, vì không còn “đất sống”. Như vậy có thể thấy, vi rút SARS-CoV-2 chỉ có 1 chủng với nhiều đột biến khác nhau, chứ không phải có nhiều chủng như bệnh sốt xuất huyết do vi rút Dengue gây ra có đến 4 chủng: DEN 1, DEN 2, DEN 3 và DEN 4. Do đó, nếu người mắc sốt xuất huyết ở chủng DEN 1 sau khi khỏi bệnh có thể mắc các chủng DEN 2, DEN 3 và DEN 4.

Nếu khỏi bệnh COVID-19 có thể tạo ra kháng thể đến suốt đời

Trong giai đoạn đầu lây từ người sang người, vi rút vi SARS-CoV-2 có nguồn gốc từ động vật gây ra bệnh COVID-19 rất yếu. Trong quá trình lây lan từ người sang người, vi rút SARS-CoV-2 có những đột biến đã tạo ra những biến thể khác nhau như: Alpha, Beta, Gamma, Delta, Delta Plus, Lambda… để thích nghi với môi trường ở cơ thể con người, lây lan nhanh hơn. Khi vi rút SARS-CoV-2 này đã thuần với con người thì lúc đó sẽ hết đột biến tạo ra những biến thể khác.

“Hiện nay nếu người dân đã mắc COVID-19 khỏi bệnh sẽ tạo ra kháng thể kéo dài từ 6 tháng và có thể kéo dài đến suốt đời. Do đó, người đã mắc COVID-19 khỏi bệnh sẽ không mắc lại từ 6 tháng và có thể kéo dài đến suốt đời, nên không cần phải tiêm vắc xin phòng COVID-19”, bác sĩ Khanh nhấn mạnh.

Lý giải về điều này, bác sĩ Khanh cho biết, nếu chiếu theo vi rút corona có nguồn gốc từ con người gây ra bệnh cảm lạnh thì người mắc bệnh này sẽ không bao giờ mắc trở lại đến suốt đời. Điều này được chứng minh, khi các nhà khoa học đo kháng thể ở những bệnh nhân đã khỏi bệnh cảm lạnh thì phát hiện kháng thể tồn tại từ 6 đến 9 tháng, nhưng sau đó vẫn không thấy bệnh nhân mắc bệnh này trở lại. Như vậy cũng có nghĩa là bệnh nhân đã có miễn dịch suốt đời.

“Vi rút SARS- CoV-2 gây bệnh COVID-19 là biến chủng từ vi rút corona có nguồn gốc từ động vật. Vì vậy, chúng ta có thể suy đoán vi rút corona có nguồn gốc từ động vật này cũng giống như vi rút corona có nguồn gốc từ con người gây ra bệnh cảm lạnh. Nghĩa là người đã mắc bệnh rồi sẽ không mắc lại nữa, vì nó có miễn dịch suốt đời”, bác sĩ Khanh lý giải thêm.

Tuy nhiên, bác sĩ Khanh cũng cho biết không loại trừ khả năng 20 năm sau sẽ có một biến chủng vi rút SARS-CoV-3 từ động vật khác gây ra bệnh COVID-19. Nghiên cứu cho thấy, cứ chu kỳ 10 đến 20 năm sẽ tạo ra một biến chủng vi rút mới. “Bây giờ chúng ta đã có kinh nghiệm phòng chống vi rút SARS-CoV-2, nếu sau này có biến chủng SASR-CoV-3, SASR-CoV-4 nào đó thì cũng không đáng quan ngại. Nhưng điều này còn lâu, chưa thể nói trước vào lúc này”, bác sĩ Khanh chia sẻ.

Có thể nói với thông tin từ bác sĩ Khanh thì sẽ tạo yên tâm lớn cho những F0 khỏi bệnh, yên tâm lao động sản xuất trong giai đoạn bình thường mới.

“Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ”

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 3: Đầu tư phát triển, xuất nhập khẩu đều ghi điểm tốt
Trên các lĩnh vực quan trọng như xuất nhập khẩu, đầu tư phát triển, tài chính - ngân hàng - chứng khoán, tiêu dùng, thu chi ngân sách đều có sự cải thiện, thay đổi theo hướng tích cực.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bác sĩ Trương Hữu Khanh: “Một số người khỏi COVID-19 có khả năng miễn dịch suốt đời”