Những người trồng dưa và buôn dưa ở Quảng Ngãi cho biết, năm nào Trung Quốc ‘ăn’ (thị trường Trung Quốc nhập dưa) thì được mùa và có lãi, năm nay nó không ‘ăn’ nên thua lỗ vậy.

Bài 2: Điệp khúc chờ Trung Quốc ‘ăn’

Một Thế Giới | 18/04/2015, 12:01

Những người trồng dưa và buôn dưa ở Quảng Ngãi cho biết, năm nào Trung Quốc ‘ăn’ (thị trường Trung Quốc nhập dưa) thì được mùa và có lãi, năm nay nó không ‘ăn’ nên thua lỗ vậy.


Cách Trung Quốc ‘ăn’ dưa

Ông Nguyễn Văn Phụng, Phó chủ tịch phụ trách kinh tế UBND xã Tịnh Hiệp (Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) cho biết: “Năm nay diện tích trồng dưa trên địa bàn xã giảm còn khoảng 80 ha, những năm trước có khi lên đến 160 ha. Lý do giảm diện tích là người dân lo ngại căng thẳng giữa hai nước nên sợ khó xuất dưa qua. Thứ hai là nhà nước quản lý về tải trọng xe cộ nên khó chở nhiều như trước”.

Với 80 ha, mỗi ha cho sản lượng khoảng 40 tấn dưa, mùa này, Tịnh Hiệp có khoảng 3.200 tấn dưa hấu.

Ông Phụng kể, việc mua dưa hoàn toàn phụ thuộc vào thương lái và nhu cầu của thị trường Trung Quốc.

Trung Quoc
 Xuất dưa sang Trung Quốc luôn bấp bênh trong lúc đòi hỏi rất cao.

Thị trường Trung Quốc cũng đặt tiêu chí rất nghiêm ngặt cho sản phẩm dưa. Cụ thể, dưa đi Trung Quốc phải đạt 60-65 ngày tuổi; qua 70 ngày, vỏ dưa bị bạc màu là họ không nhập.

Không những vậy, hàng loạt yêu cầu ngặt nghèo như dưa không được nổi gân, phổng ruột; vỏ dưa không có vết sâu bò; dưa phải nặng 5kg trở lên; khi cắt trái thì dưa phải còn cuống và cuống hình chữ T; dưa không được méo mó, không được trầy xước...

Quả dưa nào mà mắc những lỗi trên thì coi như bị loại không được nhập sang Trung Quốc.

Dân ở vùng trông dưa Quảng Ngãi kể rằng, năm nào Trung Quốc ‘ăn’ mạnh thì ở đây không có trái dưa ngon mà ăn, chỉ toàn ăn dưa loại. Còn năm nào nó không ‘ăn’ thì vứt đầy đó, trâu cũng chẳng thèm ăn.

Người dân đi cứu nông dân

Phó chủ tịch xã Tịnh Hiệp cho biết, trên địa bàn xã hiện còn khoảng 400 tấn dưa. Nếu người dân bán được giá 2.500 đồng/1kg thì hòa ở chi phí đầu tư có chủ động nước. Trong lúc đó để đầu tư 1 sào (500 m2) dưa mà không thuê đất, chủ động được nước đã mất tới 7 triệu đồng.

“Tùy thuộc vào Trung Quốc ‘ăn’ hay không chứ xã cũng không giúp gì được bởi vì việc trồng dưa là người dân tự phát, xã không khuyến cáo bà con trồng dưa”, ông Phụng nói.

Ông Nguyễn Văn Phụng cũng cho hay, cơ cấu cây trồng trong địa bàn xã chủ yếu là cây lúa. Tuy nhiên do đất bạc màu nên thu nhập chẳng là bao.

“Người dân đã có thử qua trồng bông, trồng bắp nhưng không có đầu ra nên bỏ. Việc trồng cây dưa là người dân tự phát chứ xã cũng không quy hoạch trong cơ cấu cây trồng. Xã không khuyến khích mà cũng không khuyến cáo. Nếu khuyến khích mà không có đầu ra thì bà con chửi mình làm sao”, ông Phụng nói.

Trung Quoc
 Chỉ riêng việc trồng dưa cũng cho thấy người nông dân đang tự bơi là chủ yếu.

Ông Phụng cũng cho rằng, việc cơ cấu cây trồng trên địa bàn, ở cấp phòng và sở nông nghiệp cũng chưa bao giờ đặt vấn đề bao tiêu hay hướng dẫn, họ chỉ nói hạn chế trồng dưa.

Trở lại câu chuyện anh Ngô Anh Tuấn, một trong những ‘hiệp sỹ’ được truyền thông và thế giới mạng đặt là ‘hiệp sỹ giải cứu dưa’ trong những ngày qua.

Họ là những người tốt, danh hiệu đó là xứng đáng với họ.

Nhưng ngành nông nghiệp ở đâu, chính quyền ở đâu mà để các ‘hiệp sỹ’ phải ra tay khi người dân lâm khó?

Thử nghe tâm tư của những ‘hiệp sỹ’ khi nói về động lực giúp nông dân ‘giải cứu dưa’. Anh Ngô Anh Tuấn cho biết:  “Tôi đọc báo và biết được tình trạng người dân bị thương lái ép giá nên cảm thấy rất bức xúc. Tôi muốn làm điều gì đó để giúp người nông dân. Nghĩ vậy, tôi liền lên đường đến tận nơi gặp người nông dân để biết rõ tình hình cũng như lượng dưa tồn bị ép giá và mong muốn mua giúp càng nhiều càng tốt”.

Còn ‘hiệp sỹ’ Đặng Như Quỳnh tâm sự: “Ở Hà Nội, Quỳnh nghe một nhóm bạn đang đi du lịch ở Quảng Nam và chứng kiến việc xả lũ bất ngờ của thuỷ điện gây thiệt hại nặng nề cho hai huyện Điện Bàn, Điện Lộc (tỉnh Quảng Nam) và bạn mình cho hay một bé trai bị mất tích khi đi vớt dưa hấu chạy lũ cùng bố mẹ.

Hình ảnh cháu bé 10 tuổi bị lũ cuốn trôi khi đang cố gắng vớt dưa hấu chạy lũ là hình ảnh ám ảnh tôi nhất trong suốt hành trình này, đó cũng là động lực để thôi thúc tôi phải làm một điều gì đó giúp cuộc sống của người nông dân Quảng Nam bớt khó khăn hơn”.

Về phía chính quyền, cụ thể như xã Tịnh Hiệp, ông Phụng nói: “Nếu các đoàn vào hỗ trợ mua thì xã có thể hỗ trợ nhờ đoàn xã hoặc hợp tác xã thống kê và chỉ chỗ người dân cho. Chứ xã cũng không hỗ trợ được gì vì kinh phí rất eo hẹp”.

Về phía người dân, phần lớn đều mệt mỏi với điệp khúc được mùa mất giá, được giá mất mùa, phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Thế nhưng, như tại xã Tịnh Hiệp, ngoài trồng cây dưa cho thu nhập thì chẳng biết trồng cây gì cho được.

Chị Nguyễn Thị Thúy (xóm 1, thôn Mỹ Danh, xã Tịnh Hiệp) nói: “Trồng dưa nó như con ma vậy. Tới mùa là mình muốn mở thêm đất mà làm mặc dù sợ. Không bỏ được”.

Vậy là, người dân vẫn cứ liều làm không có định hướng, không có thị trường. Còn các ban ngành, chính quyền thì không dám khuyến khích mà cũng không dám khuyến cáo. Bi kịch kiểu này chỉ có ở nông nghiệp Việt.
=> Chị Nguyễn Thị Thúy nói về việc trồng dưa:

(hết)
Lê Đình Dũng
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
một giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bài 2: Điệp khúc chờ Trung Quốc ‘ăn’