Như đã nói, 12 người của Đội Dân phòng Đường thủy (DPĐT) xã Mỹ Hòa, trừ ông To tuổi già sức yếu đã bỏ nghề, còn lại đều phải bám sông kiếm sống bằng nghề đáy. Đó là cái nghề mà bất kể ngày hay đêm phải sẵn sàng lênh đênh trên sông nước.

Bài 3: Kết thúc chưa có hậu cho đội quân giúp người thầm lặng

Hồ Hùng | 27/05/2017, 22:49

Như đã nói, 12 người của Đội Dân phòng Đường thủy (DPĐT) xã Mỹ Hòa, trừ ông To tuổi già sức yếu đã bỏ nghề, còn lại đều phải bám sông kiếm sống bằng nghề đáy. Đó là cái nghề mà bất kể ngày hay đêm phải sẵn sàng lênh đênh trên sông nước.

Vẫncứu người, mặc cho cái nghèo đeo bám

Không hẳn mọi sinh hoạt của họ đều trong những chiếc ghe có lợp mái nhỏ nhoi trên sóng, nhưng miếng cơm manh áo hàng ngày thì thực sự đều lấytừ dòng sông.

“Đã là nghề hạ bạc thì lấy đâu mà sung mà sướng”, H., 1 thành viên của Đội DPĐT xã Mỹ Hòa, chua chát. Rét lạnh thấu xương haymưa đêm dai dẳng,người làm nghề đáy cũng phải cong lưng chèo xuồng, gạt mưa đi đổ đáy.

Phương tiện vừa để mưu sinh, vừa để cứu người

Cứ để qua đêm, cá chết sạch thì có nước đổ bỏ! Nếu không, rác rưới tụ vào nhiều, lưới bung rách toạc thìcàng khổ… “Ngán nhất là đêm tối mịt trờicũng phải uống nước mắm cho ấm bụng rồi lặn xuống đáy sông sâu 5 - 7m, lạnh gai người để thả rồi dằn lưới, không thì hết luồngcá là húp cháo”, anh này cho biết.

“Nghiệt ngã lắm!”, trong men rượu ngà ngà say, anh H. giương cặp mắt đỏ bầm nhìn ra giữa sông Hậu rồi nói. “Nhất phá sơn lâm, nhì đâm hà bá”, không hiểu cái nghiệp chướngấy có thật hay không nhưng thực tế là dường như nó cứ đeo bámnhững người làm nghề đáy trên sông.

Thực vậy! Gặp mùa cá trúng, mỗi đêm bỏ túi vài trăm ngàn, vài triệu đồng là chuyện thường, nhưng kỳ lạ là đến giờ cả 2 vợ chồng anh chỉ có đúng mảnh đất cất nhà. 2 cái tủ cũ kỹ trong căn nhàtrống rỗng.

Mà chính nhiều người trong nghề đều thừa nhận 1 điềulà, chẳng hiểu sao vận xui cứ đeo bám, không bị mất trộm thì trong nhà cũng có người đau bệnh... Tiền kiếm được có lúc cũng nhiều nhưng đi sạch cũng chẳng bao lâu.

Đã không ít người lâu năm trong nghề, nay cũng từ biệt tiếng sóng vỗ lấp xấp mạn ghe hàng đêm, lên bờ làm nghề khác nuôi thân để chạytrốn cái nghiệp chướng đầy mùi vị tâm linh ấy!

Và ông To cũng thừa nhận, ngoại trừ ông do cần mẫn, may mắn, nên về già cũng có nhà cửa khang trang, 5 đứa con đều có công ăn việc làm, tạm gọi là đủ dưỡng già. Còn lại, phần lớn những người trong đội, đều phải ngày đêm vật lộn với “thủy thần” đế cứu người và đẩy lùicái nghèo cứ đeo bám mãi.

Như đội viên Nguyễn Văn Giang (SN 1983), 2 vợ chồng chỉ có 1 đứa con mà cứ làm quần quật mãi chẳng có dư. Cả nhà chỉ biết bám vào mấy miệng đáy vì chẳng có miếng đất canh tác. Nhưng mấy năm nay, dỡ đáy nhiều khichỉ thấy… bọc nilon tuôn ra nhiều hơn cá.

Lâu rồi, nhà anh Giang cũng chỉ là gian nhà nhỏ, mái lá lụp xụp, nhìn đến nao lòng. Rồi đội viên Nguyễn Tùng Em, cũng mới có đứa con, nhưng phải vật lộn mãi với cái nghèo…

Nhưng hễ có người gặp nạn, nghe chuông điện thoại (hồi trước thì thổi tù và), hầu như lần nào cả đội cũng đều có mặt. Ai đi, ai ở lại dỡ đáy, ông To phân công rõ ràng, nhanh gọn. Chẳng ai than thở tiếng nào. Tiền xăng thì có khi người nhà nạn nhân đưa lại, không thì ông To bỏ tiền túi.

Mấy lần đi kiếm xác cũng vậy, có khi người nhà nạn nhân chỉ bỏ tiền thuê thợ lặn, còn anh em trong đội đói bụng, chỉ biết nhìn ông To cầu cứu.

“Ai đền ơn bao nhiêu cũng không lấy, chỉ coi là làm phước”, ông To khẳng định. Như lần đưa xác vợ con anh Hải về tận Ngan Dừa, đi ghe cả ngày trời mới về đến nơi. Vừa đến nhà, người nhà anh Hải đã để tiền sẵn trong khay trầu rượu, trịnh trọng bưng ra đền ơn. Nhưng ông To kiên quyết lắc đầu. Anh em trong đội biết tính ông, cũng chẳng ai cằn nhằn, cử nhử. Trong 46 trường hợp nhảy cầu Cần Thơ tự vẫn, đến nay họ đã cứu sống được 9 người. Còn lại, phần lớn họ đều giúp gia đình nạn nhân tìm xác thành công…

Ông già “gàn” và những điều ray rứt

Tham gia Cách mạng khi tuổi còn rất nhỏ, tính đến ngày giải phóng đất nước, ông To đã ở tù 3 lần. Chuyển ngành, làm cán bộ công an chưa được bao lâu, ông xin nghỉ, về Mỹ Hòa đóng đáy. Ông nói, mình từng vào tù ra khám, giờ đi bắt người khác đưa vào chỗ ấy, cứ thấy sao sao ấy. Thôi bỏ.

Người ta hay nhảy cầu tự vẫntừ nơi này

Nói vậychứ tuy “ham” cứu người, nhưng ông ghét nhất là bọn trộm cướp. Tính đến cuối năm 2011, đội của ông đã trực tiếp bắt 12 tên và kết hợp cùng công an truy bắt 48 vụ trộm cắp khác. Còn năm 2012, ông và các đội viên đã phục bắt được 3 chiếc ghe cùng các tên trộmđã dùng đồ nghề lặn tháo 82 thanh sắt trụ cầu Cần Thơ…

Bắt, nhưng ông cũng thương. Như lần phát hiện băng trộm đường sông có 5 tên, ông theo dõi kỹ, sau đó báo công an. Phía công an thì bảo chờ theo dõi, thu thập thêm chứng cớ. Ông nghĩ bụng: “Để tụi này đi rông,ăn trộm quen sẽ dẫn đến cướp. Cướp không được thì giết người. Thôi thì anh em trong đội tự ra tay bắt sớm, để tội nó còn nhẹ, mau hoàn lương phục thiện”… Và anh em tự ra tay.

Ông To và vợ, sau lưng là những giấy khen của các cấp

Làm bấy nhiêu năm, đóng góp nhiều, lương ông giờ bao nhiêu? Nghe hỏi, ông cười xệch. Ông nói, trước đây mỗi tháng UBND xã có cấp 50.000đ cho… cả đội, năm khi mười họa thì được 200.000đ. Không đủ đổ xăng đi cứu người, nói chi lương? Và mấy năm nay, số tiền ít ỏi ấy cũng không còn ai chi nữa…

Lần đó, có người tìm gặp ông, đi tới lui nhìn kỹ tướng mạo. Ông nghĩ, chắc tay này nghĩ mình đã 70 tuổi mà còn hồng hào, khỏe mạnh, rắn rỏi quá. Nhưng không! Ngắm nghía kỹ, người này mới phán: “Ông già này… khùng!”.

Rồi ông mới nói với ông To, cứ ở không dưỡng già cho khỏe, có đâu cứ xuất tiền túi đi cứu người cho giảm thọ. Mà có cứu thì cứu người gặp nạn, chứ cái thứ nhảy cầu tự vẫn cứu chi cho mệt. “Nhưng mình không cứu thì ai cứu bây giờ, để người ta chết tội lắm chú ơi”, ông To nói như than.

Chị Trinh, con gái ông, cũng cằn nhằn: “Bữa trước, ba em còn rượt theo mấy thằng ăn trộm chó. Có 1 mình, rủi nó quay lại lấy súng chĩa bắn là ai cứu ổng”. Rồi chỉ chiếc xe Air Blade, chị nói: “Nửa đêm, có người nhảy cầu, ổng cũng lấy xe đi. Lỡ gặp trộm cướp, ai cứu ba em? Nói hoài, mà ổng cũng… đi hoài”.

Ông chỉ đáp bông lung: “Họ tự vẫn thì biết giờ nào, phút nào mà định. Có khi nửa đêm nhảy, có khi sáng sớm cũng nhảy, ai mà biết”.

Căn nhà ở ấp Mỹ Hưng 2 của ôngcũng là “văn phòng” đội. Còn chiếc ghe trọng tải 3 tấn của ông, ông cũng coi như tài sản của đội, dành để cứu người. Nay, chiếc ghe này đã mục nát, nằm bờ. Nên khi có chuyện, cả đội chỉ biết nháo nhào đi mượn ghe.

Không lương - phụ cấp, nhưng khi có tiếng tù và vang lên, các thành viên đội sẵn sàng ra tay cứu người

Chuyện lương bổng, chế độ của cả đội không có, ông cũng không than. Ông chỉ ray rứt, phải chi có chiếc ghe, để mà chủ động cứu người. Có khi, chỉ cần trễ 1 phút…

Mấy năm trước, đi dự Hội nghị điển hình các Hiệp sĩ đường phố tại TP.HCM, ông được “Hiệp sĩ đường phố” Nguyễn Văn Minh Tiến (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) tặng cái máy ảnh kỹ thuật số. Khi PV ghé nhà, thấy ông dùng cái máy ấy quay phim mấy đứa cháu nội. “Già rồi, mà thấy cái máy này, mê lắm chú ơi”, ông phân bua.

Hoàng hôn dần buông, vợ ông cũng đã chuẩn bị xong bữa cơm chiều. Còn ông, vẫn ngồi đó trên phòng khách, nhìn đau đáu chiếc thuyền buồm nhỏ bằng gỗ, đặt trên cái tivi. Có lẽ, ông mơ 1 ngày, đội DPĐT của ông cũng có chiếc ghe thật, nhưng đẹp y như vậy.

Lãnh đạo UBND xã Mỹ Hòa xác nhận, rất khó khăn để trích kinh phí cho đội. Do đó, đội hoạt động một cách tự nguyện, hàng tháng không có nguồn kinh phí nào nên được biểu dương thường chỉbằng những… tràng pháo tay khích lệ tinh thần.

Thanh Hồ
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
9 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bài 3: Kết thúc chưa có hậu cho đội quân giúp người thầm lặng