Các ghi chép lịch sử của Trung Quốc không hề đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa hay Trường Sa mà chỉ dừng lại ở đảo Hải Nam như là biên giới phía nam của Trung Quốc.

Bài 3: Quốc gia nào có chủ quyền lãnh thổ đối với các thực thể địa lý?

25/08/2016, 10:18

Các ghi chép lịch sử của Trung Quốc không hề đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa hay Trường Sa mà chỉ dừng lại ở đảo Hải Nam như là biên giới phía nam của Trung Quốc.

Thủ tướng Đức Angela Merkel tặng bản đồ cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. vào tháng 3-2014 tại Berlin - Ảnh: BPA

Tác động đến chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam đối với các thực thể địa lý của hai quần đảo

Một khi các đặc tính vật lý của các đá, đá ngập trong nước hoặc rạn san hô và các bãi cạn lúc chìm lúc nổi đã được làm rõ và tình trạng pháp lý của các thực thể địa lý ở Trường Sa và Hoàng Sa được xác định, còn phải giải quyết vấn đề quốc gia nào có chủ quyền lãnh thổ đối với chúng.

Vấn đề chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam đối với các thực thể địa lý của hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa đã được điều chỉnh bởi luật quốc tế truyền thống.

Chúng tôi đã thảo luận vấn đề chủ quyền lãnh thổ với Hoàng Sa và Trường Sa trong hai hội thảo năm 2013 và 2014 như sau:

Các tuyên bố chủ quyền với từng thực thể địa lý ở Hoàng Sa và Trường Sa phải dựa trên quy tắc cổ điển/truyền thống theo tập tục của luật quốc tế trong 4 thế kỷ qua về thụ đắc chủ quyền lãnh thổ đối với đất đai:

Một chính quyền muốn xác lập chủ quyền trên một vùng đất đai thì phải tuyên bố, sau khi phát hiện và chiếm hữu vùng đất đó, ý định của chính quyền đó khi đưa ra tuyên bố như vậy, và phải liên tục quản lý vùng đất này trong hòa bình.

Nếu vùng đất đó bị một chính quyền khác dùng vũ lực chiếm mất thì phải phản đối để tránh quyền lực mới đó thụ đắc chủ quyền theo thời hiệu, nghĩa là thi hành chủ quyền liên tục và không bị tranh giành.

Bản đồ Trung Quốc cổ của nhà nghiên cứu bản đồ người Pháp Jean-Baptiste Bourguignon d Anville vẽ, in năm 1735 - Ảnh: FP

Các sự kiện lịch sử chứng minh Việt Nam phát hiện và chiếm hữu Hoàng Sa và một số lượng không xác định các thực thể địa lý ở Trường Sa đã tồn tại trong các ghi chép lịch sử từ nhiều thế kỷ trước của Việt Nam, ví dụ như Phủ biên tạp lục (Frontiers Chronicles).

Trong khi đó, các ghi chép lịch sử của Trung Quốc không hề đề cập đến Hoàng Sa hay Trường Sa mà chỉ dừng lại ở đảo Hải Nam như là biên giới phía nam của Trung Quốc.

Trong số các ghi chép lịch sử của Trung Quốc có bản đồ chi tiết thời vua Khang Hy năm 1717 được các giáo sĩ dòng Tên của Pháp biên soạn. Một bản sao của bản đồ này, được vẽ bởi J.B.Bourguignon, gần đây đã được Thủ tướng Đức Angela Merkel tặng cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Các ghi chép lịch sử dưới thời các vị vua phong kiến và dưới thời thực dân Pháp cai trị đã minh định không thể tranh cãi của Việt Nam về chủ quyền và quản lý Hoàng Sa và Trường Sa (tác phẩm của các nhà lữ hành phương Tây và các giáo sĩ Công giáo cũng đã xác nhận chúng).

Trong thời gian tồn tại hai miền ở Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975, vai trò khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về chính quyền Việt Nam Cộng hòa, bên quản lý Hoàng Sa và Trường Sa nằm ở phía nam vĩ tuyến 17 theo hiệp định Geneva năm 1954. Hiệp định được ký kết bởi một số cường quốc lớn bao gồm Trung Quốc, và bởi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do chính Thủ tướng Phạm Văn Đồng đại diện.

Nhưng khẳng định chủ quyền vang dội nhất của Việt Nam đối với Hoàng Sa chính là trận hải chiến quả cảm của hải quân Việt Nam Cộng hòa vào ngày 19.1.1974 chống lại hải quân Trung Quốc được đưa đến chiếm Hoàng Sa- trong thời gian dài được Việt Nam sở hữu và quản lý.

Cuộc chiến xảy ra sau khi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với Hoàng Sa và Trường Sa vào ngày 12.1 và Việt Nam Cộng hòa đã phản đối vào ngày 16.1 với yêu cầu Hội đồng Bảo an LHQ hành động. Yêu cầu của Việt Nam Cộng hòa được lặp lại vào ngày 20.1, dẫn đến Hội đồng Bảo an LHQ đã tổ chức một cuộc họp khẩn cấp.

Tàu cá vũ trang Trung Quốc cản mũi tàu chiến của VNCH tiến vào Hoàng Sa (ảnh tư liệu báo Tuổi Trẻ)

Tại Hội nghị về Luật Biển của LHQ tại Caracas vào ngày 28.6.1974, Việt Nam Cộng hòa lặp lại tuyên bố chủ quyền đối với các quần đảo và phản đối hành động chiếm đóng phi pháp của Trung Quốc.

Vào ngày 24.9.1975, tại các cuộc hội đàm với đoàn đại biểu Việt Nam trong chuyến thăm Trung Quốc, Phó thủ tướng Trung Quốc Đặng Tiểu Bình thừa nhận có tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam về các quần đảo và đề nghị đàm phán để giải quyết vấn đề này.

Luật sư - Tiến sĩ Tạ Văn Tài (Trường Luật Đại học Harvard, Mỹ)

Cẩm Bình (chuyển ngữ)

Bài 4: Việt Nam cần chuẩn bị cho một vụ kiện trong tương lai

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Làm việc với Công an Phú Thọ, Thủ tướng nhấn mạnh cần chuyển đổi số từ cơ sở
một giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Công an tỉnh Phú Thọ cần quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn nữa trong triển khai Đề án 06, theo hướng tổng thể, toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt điểm việc đó.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bài 3: Quốc gia nào có chủ quyền lãnh thổ đối với các thực thể địa lý?