Những đứa trẻ sinh ra bị bỏ rơi hay mồ côi đã bị cuộc đời đẩy đưa với nhiều biến cố, các em được đưa về những mái ấm, nhà mở để nuôi dưỡng ước mơ của mình... Những ước mơ của các em thật đơn giản, nhưng ít ai biết đằng sau những ước mơ ấy chính là cuộc đời, số phận của các em.

Bạn biết gì về ước mơ của trẻ cơ nhỡ?

Hồ Quang | 29/03/2018, 15:56

Những đứa trẻ sinh ra bị bỏ rơi hay mồ côi đã bị cuộc đời đẩy đưa với nhiều biến cố, các em được đưa về những mái ấm, nhà mở để nuôi dưỡng ước mơ của mình... Những ước mơ của các em thật đơn giản, nhưng ít ai biết đằng sau những ước mơ ấy chính là cuộc đời, số phận của các em.

Những ước mơ gắn liền với số phận

Theo Cục Trẻ em (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), hiện cả nước có 29 triệu trẻ em (dưới 16 tuổi), trong số đó có đến 156.000 trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi. Phần lớn các em được nuôi dưỡng trong các trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi, các mái ấm, nhà mở...

Các em sống tại những mái ấm, nhà mở, trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi... trên địa bàn TP.HCM có nhiều hoàn cảnh khác nhau, có em thì khuyết tật, gia đình có kinh tế khó khăn, em thì ra đời do cha, mẹ để cóthai ngoài ý muốn… Những biến cố ấy là vết sẹocuộc đời của các em. Tuy không may mắn như bao đứa trẻ khác nhưng không phải các em không có ước mơ, hoài bão.

Cậu bé T.H.T.(10 tuổi, Mái ấm Ánh Sáng, TP.HCM) từ khi sinh ra đã không biết cha, mẹ mình là ai. Khi em bắt đầu nhận biết thì thấy mình được các cô, các chú bị mù ở cơ sở khuyết tật An Phúc đang cưu mang. Hàng ngày em cùng các cô, chú ở đây dắt nhau đi bán tăm nhang, tăm bông…

“Chú Quang nhận con làm con và khai sinh con theo họ chú. Nhưng chú cũng là người mù, nên nói “khai sinh” vậy chứ con cũng không có được giấy tờ gì. Vì vậy khi con 5 tuổi, chú tìm gửi con về mái ấm, chú nói để con có cơ hội đi học”, bé T. chia sẻ.

Năm nay T. lên lớp 2 (Trường tiểu học Lương Định Của, quận 3, TP.HCM). Cuộc sống của em gắn liền với Mái ấm Ánh Sáng, được sống trong tình yêu thương của những con người ở đây, nhưng em vẫn luôn nhớ về những cô, chú mù ở cơ sở khuyết tật An Phúc.

Khi được nói về ước mơ của mình, bé không mơ sau này làm bác sĩ, kỹ sư hay một danh phận nào trong xã hội. Ngồi cặm cụi vẽ bức tranh về những con người ở cơ sở khuyết tật An Phúc bỗng dưng bé T. khựng bút lại. “Điều mơ ước lớn nhất của con là mong chú Quang và các cô, chú ở cơ sở khuyết tật An Phúc được chữa lành đôi mắt, để nhìn thấy mọi thứ quanh mình. Nhưng cái này vẽ khó quá con không vẽ được”, bé T. liến thoắng nói.

Bé T. ước mơ cho những người ở cơ sở khuyết tật An Phúc này được sáng mắt. Bởi với em, đó là những người đã “tái sinh” ra em lần thứ 2, chính nhờ họ mà giờ em mới được cắp sách đến trường.

Hay một ước mơ rất thực tếcủa bé T.M. (10 tuổi, Mái ấm Bà Chiểu, TP.HCM) là muốn được trở thành một đầu bếp. Tuổi thơ của M. lớn lên trong sự đói khát, sống lay lắt nơi “đầu đường xó chợ”, rồi em được đưa vào Mái ấm Bà Chiểu. Theo suy nghĩ đơn giản của em, làm đầu bếp sẽ biết và được ănnhiều món ăn ngon mà từ trước giờ em không có được."Đây là bức tranh em vẽ về ngôi nhà của mình, còn em thì đang đứng nấu những món ăn ngon”, M. chỉ tay lên bức tranh nói.

Có lẽ nhiều người vẫn còn cảm động về ước mơ trở thành một chiến sĩ công an củacô bé H. (12 tuổi) từng bị bạo hành, lạm dụng tình dục rồi được đưa vào một mái ấm trên địa bàn TP.HCM.“Em ước mơ sau này sẽ trở thành chiến sĩ công an để trừng trịnhững người ức hiếp, những kẻ phạm tội”, H. bộc bạch.

Cuộc đời của H. bị đẩy đưa và gây cho em nhiều bất hạnh chính là những người bạo hành, lạm dụng tình dục với em. Và giờ đây, khi được cắp sách đến trường, mơ ước lớn nhất của em là được làm công an để trừng trịnhững kẻ tội phạm ấy.

Sẽ biến thành hiện thực

Tại buổi ra mắt chương trình “Cho con tình yêu thương” hôm 28.3, bà Lê Huyền Ái Mỹ - Tổng biên tâp báo Phụ Nữ, đại diện Ban tổ chức chức chương trình cho biết ban tổ chức sẽ đi đến 10 trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi, khuyết tật, nhà mở, mái ấm, như: Trung tâm nuôi dưỡng Bảo trợ trẻ em Tam Bình, Làng thiếu niên Thủ Đức (quận Thủ Đức), Trung tâm nuôi dưỡng Bảo trợ trẻ em Gò Vấp (quận Gò Vấp)… để tìm những câu chuyện hay, những mảnh đời đặc biệt của các em.

Các em có thể chuyển những câu chuyện của mình dưới hình thức video clip, hình vẽ, mẩu chuyện ngắn hoặc các hình thức khác.

Ngoài việc những câu chuyện hay, cảm động của các em được đăng tải trên báo, các em sẽ được hỗ trợ 3 triệu đồng, các trung tâmđược hỗ trợ 5 triệu đồng, thì Ban tổ chức còn chọn ra 3 em có hoàn cảnh đặc biệt để giúp biến ước mơ của các em thành hiện thực.

“Những người lớn chúng ta cùng ngồi lại, lắng nghe và cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em trong tình thương, sự hiểu biết và trách nhiệm cộng đồng; để từng đứa trẻ được lớn lên một cách lành mạnh, trong sáng, khỏe khoắn. Chúng ta trao cho các con nguồn yêu thương, thái độ sống biết quan tâm, chia sẻ; nguồn dinh dưỡng chất lượng và tốt nhất cho sự phát triển thể chất của trẻ, để từ đây, là khởi đầu cho quá trình hình thành một cách căn bản nhân cách, tầm vóc của trẻ - trước khi trưởng thành và trở thành một công dân tốt, có ích cho xã hội”, bà Ái Mỹ chia sẻ.

Hồ Quang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
5 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bạn biết gì về ước mơ của trẻ cơ nhỡ?