Ngày 1.7 (giờ địa phương), lần đầu tiên Mỹ công bố báo cáo về số thương vong từ các phi vụ không kích ngoài vùng chiến sự. Nhiều tổ chức độc lập hoài nghi số liệu dân thường thiệt mạng trong báo cáo ít hơn trên thực tế.

Báo cáo về không kích của Mỹ chính xác tới đâu?

Huỳnh Hy | 06/07/2016, 14:16

Ngày 1.7 (giờ địa phương), lần đầu tiên Mỹ công bố báo cáo về số thương vong từ các phi vụ không kích ngoài vùng chiến sự. Nhiều tổ chức độc lập hoài nghi số liệu dân thường thiệt mạng trong báo cáo ít hơn trên thực tế.

Theo báo cáo củaVăn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia mớicông bố, từ khi Tổng thống Obama cầmquyền vào năm 2009 đến năm2015, máy bayMỹ đãtiêu diệt từ2.372 đến2.581phần tử khủng bố và làm chếttừ 64 đến116 dânthường trong 473 phi vụkhông kíchthực hiện ngoài vùng chiến sự

Đa số các phivụkhông kích được thực hiện bằng máy bay không người lái tại các khu vựcnhư Libya, khu vực cácbộ tộc ởPakistan, Somalia và Yemen. Còn lại là không kích bằngmáy bay quân sự thông thường và tên lửa hành trình.

Báo cáo không bao gồm Afghanistan, Iraq và Syria là những nơi được xếp vào “vùng xung đột”.

Các bên độc lập nghi ngờtính trung thực của báo cáo

Việc con số chính thức trong báo cáo mới công bốthấp hơn nhiều so với số liệu củamột số tổ chức độc lập đãgây nghi ngờ về tính trung thực của báo cáo. Số dân thường thiệt mạng ngoài vùng chiến sự do máy bay Mỹkhông kích trong báo cáo nàychỉ bằng một nửaso với thống kê của cáctổ chức quan sát độc lập.

Theo 3 tổ chức độc lập là trang tin tức Long War Journal, tổ chức nghiên cứu về chính sách quốc phòng New America và Văn phòng về nghề báo điềutra tại London, con số nêu trên phải từ200-800 dân thường thiệt mạng kể từ năm 2009. Số liệu đượcthống kê từ các nguồn báo chí và quan chức địa phương.

Đa số các phi vụkhông kích bằng máy bay không người lái diễn ra tại cácvùng có nhiều hoạt động ngầm của CIA. Điều này có nghĩa là lời hứa của chính phủ Mỹ về minh bạch hóa các mục tiêu không kích đã không được thực hiệntrọn vẹn.

Báo cáo của Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc giathừa nhận số thương vong được các tổ chức độc lập đưa ra là “cao hơn nhiều”, nhưng mặt khác lại cho rằng thống kê của các tổ chức độc lậpcó thể không chính xác do bị tác động bởi “tuyên truyền của quân khủng bố”.

Người dân Islamabad (Pakistan) phản đối Mỹ không kích - Ảnh: NYT

Theo New York Times, báo cáo đưa ra thống kê thương vong của dânthường với nhiều sai số (từ 64-116 người) cho thấy phần nào chính phủ Mỹ cũng không chắc chắn các đối tượng bị tiêu diệt có phải làkhủng bố hay không.

Ngược lại, Nhà Trắng lại cho rằng báo cáo của Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gialà chính xác hơn các tổ chức độc lập do được thống kê trực tiếp từ những nguồn như “quan sát qua video, các cá nhân, thông tin tình báo, các báo cáo của quan chức địa phương cũng như những nguồn thông tin độc lập”.

Chính phủ Mỹ khẳng định từcác nguồn đó cóthể xác định cụ thể những phần tử khủng bố trong số ngườithiệt mạng.

Báo cáo nhấn mạnh: “Chính phủ Mỹ có thể xác định được chính xác đối tượng nào là các tay súng. Trong khi đó, các đối tượng này lại có thể được cho là dân thường theo các tổ chức độc lập”.

Các tổ chức nhân quyền và cácnhóm nghiên cứu độc lập, tuy hoan nghênh nỗ lực minh bạch hóa của chính phủ Mỹ, nhưng lại cho rằng các thống kê và thông tin được Nhà Trắng công bốlà quá ít.

Ông Jameel Jaffer thuộc Liên đoàn Về quyền tự do của công dân Mỹ nhận xét:“Lẽ ra chính phủ nên đưa ra thông tin chi tiết về từng đợt không kích như thời gian, địa điểm, sốthương vong của các tay súng cũng như dân thường”.

Ông cho rằng thiếu sót trong thông tin về địa điểm và thời gian của các phi vụkhông kích sẽ khiến cho việc đối chứng giữa các con số do chính phủ và các tổ chức độc lập đưa ra hết sức khó khăn.

Chính phủ Mỹcũng từ chối đưa ra phân tích về số thương vong của dân thườngtheo từng năm.

Quyết định này cho phép Washington tránh phải giải trình về các phi vụkhông kích đã làmnhiều dân thường thiệt mạng từng gây tai tiếng lớn như vụ tại Yemen năm 2009 và tại Pakistan vào tháng 3.2011.Chỉ riêng số nạn nhân thiệt mạng trong hai vụ này cũng đã có thể lớn hơn mức ước lượng 64 người chết theo báo cáo mới công bố.

Một công cụ thiết yếu của quân đội Mỹ trong thể ký thứ 21

Các phi vụ không kích vào cácmục tiêu ngoài vùng chiến sự của Mỹ thường bị lên án là hành động ám sát. Tuy nhiên, hoạt động quân sự này vẫn tiếp tục được Mỹ áp dụng khi phải đối mặt với thế lực khủng bố luôn len lỏi và liên tục phân nhánh.

Công nghệ máy bay không người lái cho phép Lầu Năm Góc thực hiện không kích tại những nơi nằm ngoài tầm với của các chiến dịch quân sự thông thường.

Máy bay không người lái Mỹ ở Somalia - Ảnh: Reuters

Các phi vụkhông kích bằng máy bay không người lái là điểm nổi bật của hoạt động quân sự Mỹdưới thời ông Obama.

Phương pháp này đã được bắt đầu áp dụng dưới thời Tổng thống tiền nhiệm George W. Bush. Đến lượt mình, ông Obama đã tiến xa hơn, nắm quyền trực tiếp ra lệnh cho các vụtấn công cũng như thiết lập các quy tắc cụ thể cho hoạt động quân sự này.

Song song với công bố báo cáo như trên, ông Obama còn ban hành một sắc lệnh liên quan trực tiếp đến hoạt động không kích ngoài vùng chiến sự.Theo đó, quânđội phải ưu tiên bảođảm an toàn cho dân thường tại các địa điểm bị không kích.

Sắc lệnh cũng yêu cầu chính quyền Mỹ hằng năm công bố số dân thường thiệt mạng do không kích,ghi rõ: “Thương vong của dânthường là thảm kịch. Tuy nhiên, việc này lại không thể tránh khỏi trong xung đột có vũ trang và chúng ta buộc phải áp dụng quyền được bảo vệ quốc gia”.

Sắc lệnhcòn đưa ra "một số quy trình tốt nhất” nhằm giảm thiểu thương vong của dânthường cũng như “các bước thích hợp” để giải quyết hậu quả khi xảy ra tổn hại ngoài ý muốn.

Tổng thống Obama còn đề ra nguyên tắc bắt buộc các báo cáo về không kích trong tương lai phải giải thích rõ khác biệt trong thống kê về thương vong của chính phủ so với các tổ chức độc lập.

Sắc lệnh mới của ông Obama cũng yêu cầu các cơ quan thực hiện không kích phải lên tiếng nhận trách nhiệm về phần Mỹ khi gây ra thương vong cho dânthường cũng như thực hiện các bước đền bù thiệt hại cần thiết.Cho tới nay, Mỹ chỉ thừa nhận trách nhiệm trong hai vụ không kích vào năm 2015 (hai con tin bị Al Qaedabắt giữ thiệt mạng)và năm 2013 (tấn công giáo sĩAnwar al-Awlaki củaAl Qaeda khiếncon trai 16 tuổithiệt mạng).

Sắc lệnh nhằmmục đích minh bạch hóa các chiến dịch không kích của Mỹ trong tương lai. Tuy nhiên, sắc lệnh cũng có thể bị điều chỉnh hoặc bãi bỏ bởi các tổng thống kế nhiệm.

Minh bạch trong các phi vụ không kích

Việc Nhà Trắng chính thức công bố số thương vong do các phi vụkhông kích gây ra cùng với sắc lệnh của ông Obama mang ý nghĩa lớn.

Ông Obama chỉ còn 7 tháng nữa kết thúc nhiệm kỳ, vậy nênsắc lệnh mới cho thấy chính phủ Mỹ đang nỗ lực biến chương trình không kích ngoài vùng chiến sự trở thành một trong những sách lược cơ bản của quốc phòng trong thời đại mới.

Trước đó vào năm 2013, ông Obama đã đưa ra “Hướng dẫn của tổng thống về chính sách” dành cho hoạt động không kích ngoài vùng chiến sự.Hướng dẫn này giới hạn các phi vụkhông kích chỉ nhằm vào các đối tượng “liên tiếp có những biểu hiện đe dọa đến công dân Mỹ”và trong những trường hợp “gần như chắc chắn” có thể tránh được gây ra thương vong cho dân thường.

Theo một quan chức chính phủ, sắc lệnh mới được ông Obama đưa ra lần này là bước tiếp nối cho hướng dẫn năm 2013. Đây là nỗ lực của ông trong việc tìm kiếm ủng hộ từcông chúng tại Mỹ và trên thế giới đối với hoạt động quân sự này, hoạt động mà theo ông sẽ tiếp tục là một công cụ cần thiết trong tương lai.

Huỳnh Hy (theo New York Times)
Bài liên quan
Cải tạo nước hoa và mỹ phẩm để cứu Trái đất khỏi bị đầu độc
Đã đến lúc phải loại bỏ hóa chất độc hại trong ngành công nghiệp dựa vào chất hữu cơ, chất thải nhựa và carbon dioxide làm nguyên liệu thô.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo là tài nguyên vô tận
2 giờ trước Khoa học - công nghệ
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, KH-CN, đổi mới sáng tạo là nguồn tài nguyên vô tận, không gian phát triển vô hạn và có thể xuất phát từ những ý tưởng đơn giản nhất.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Báo cáo về không kích của Mỹ chính xác tới đâu?