“Hãy lắng nghe lời ca thán của cử tri, rằng muốn xin vào làm việc chỗ này, chỗ kia, lên chức này, chức kia; được việc này, việc khác cho nhanh đều có "giá" cả. "Giá" đó không mặc cả, không cò kè thêm bớt. Không ưng thì có người khác sẵn sàng thay thế”, ĐBQH Nguyễn Minh Sơn nói.

Bao cát trong hẻm thì thấy mà biệt phủ trái phép thì không

Trí Lâm | 13/11/2018, 18:45

“Hãy lắng nghe lời ca thán của cử tri, rằng muốn xin vào làm việc chỗ này, chỗ kia, lên chức này, chức kia; được việc này, việc khác cho nhanh đều có "giá" cả. "Giá" đó không mặc cả, không cò kè thêm bớt. Không ưng thì có người khác sẵn sàng thay thế”, ĐBQH Nguyễn Minh Sơn nói.

Phát biểu ý kiến tại phiên thảo luận ngày 13.11 tại Quốc hội,ĐB Nguyễn Minh Sơn (Tiền Giang) cho rằngcó cơ quan chịu trách nhiệm chính về phòng, chống tham nhũng vẫn xảy ra tham nhũng.

“Hãy lắng nghe lời ca thán của cử tri qua các buổi tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp Quốc hội, muốn xin vào làm việc chỗ này, chỗ kia, lên chức này, chức kia, được việc này, việc khác cho nhanh đều có "giá" cả. "Giá" đó không mặc cả, không cò kè thêm bớt. Không ưng thì có người khác sẵn sàng thay thế”, ông Sơn nói.

Đại biểu này cũng cho biết ông băn khoăn cụm từ "chiều hướng thuyên giảm" trong báo cáo của Chính phủ, dù thừa nhận nhân dân có tin tưởng hơn trong công tác phòng, chống tham nhũng.

“Dư luận, báo chí hàng ngày đều nêu nhiều việc sai trái, như tại kỳ họp này có đại biểu Quốc hội bức xúc cho rằng, một bao cát bỏ trong hẻm, đổi 100USD ở tiệm vàng cũng nhìn thấy mà nhà cao tầng, biệt phủ, biệt thự xây trái phép nhan nhản mà không ai thấy”, ông Sơn nói.

Theo ĐB Trần Hồng Hà (Vĩnh Phúc), mặc dù tình trạng tham nhũng vặt vẫn ngang nhiên tồn tại nhưng người dân và doanh nghiệp vẫn chưa dám mạnh dạn đấu tranh, phê phán, tố cáo hành vi tiêu cực vì ngại đụng chạm, sợ bị trù dập, bị gây khó khăn, ảnh hưởng đến quyền lợi của chính mình.

Ở một số ngành, địa phương, vẫn còn xảy ra hiện tượng cá nhân, doanh nghiệp phải dùng những khoản chi phí để bôi trơn khi đi làm các thủ tục hành chính. Người dân đi xin cấp phép xây dựng, làm giấy tờ nhà đất phải đi lại nhiều lần, chờ đợi trong thời gian lâu vì các thủ tục rườm rà. Việc tham nhũng của một số cán bộ, nhân viên như vậy tại các cơ quan nhà nước nếu không được chấn chỉnh kịp thời sẽ gây mất niềm tin của nhân dân.

Đề cập đến tội phạm công nghệ cao, ĐB Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) cho biết, thống kê của Interpol, trên thế giới cứ 12 giây trôi qua có một vụ lừa đảo, chiếm đoạt tài sản bằng việc sử dụng công nghệ cao.

Ngân hàng tưởng chừng như là nơi gửi, giữ tiền một cách an toàn nhất, song theo thống kê của Ngân hàng nhà nước, từ năm 2011 đến nay đã xảy ra 772 vụ trộm tiền tại các máy ATM và 1.967 vụ lừa đảo, chiếm đoạt tiền của khách hàng bằng thủ đoạn sử dụng công nghệ cao; hay như các đối tượng có thể đánh bạc ở mọi nơi, mọi lúc, nhiều lần trong ngày và với số tiền không giới hạn...

Hậu quả của tội phạm này gây ra thường trên một diện rộng và rất nghiêm trọng. Lập kỷ lục cả về số tiền chiếm đoạt cũng như số người bị thiệt hại. Có thể kể đến như vụ án đánh bạc trực tuyến nghìn tỉ xảy ra tại Phú Thọ và một số tỉnh.

Trong khi đó, hầu hết các đối tượng phạm tội này đều am hiểu công nghệ thông tin, các đối tượng không chỉ biết dùng công nghệ để thực hiện hành vi phạm tội mà còn biết dùng công nghệ để xóa dấu vết, chống phát hiện vì tính ẩn danh cao.

Khác với tội phạm truyền thống phải đến tận hiện trường để gây án, với tội phạm sử dụng công nghệ cao, đối tượng có thể ngồi ở nước ngoài hay bất kỳ đâu vẫnthực hiện hành vi phạm tội.

ĐB Nguyễn Minh Sơn nêu, việc của Quốc hội là ban hành luật, sửa luật, ban hành nhiều văn bản dưới luật để phòng, chống tham nhũng. Nhưng tham nhũng là con người, người có chức, có quyền trừ nhân dân. Như vậy, đối tượng có điều kiện và khả năng tham nhũng có thể ước đoán được.

Cùng với đó, theo ông Sơn, muốn phòng chốngtham nhũng thì việc xây dựng phẩm chất đạo đức con người cán bộ là quan trọng hàng đầu. “Làm nhiều luật, sửa nhiều luật cũng chỉ góp phần ngăn chặn hành động tham nhũng, nhưng con người tham thì họ tìm đủ mọi cách”.

“Nhiều nước tiên tiến có lịch sử pháp luật hàng trăm năm vẫn có kẽ hở, nên cần tập trung xây dựng phẩm chất đạo đức con người đi đôi với tăng nặng hình phạt cho hành vi tham nhũng. Người biết luật, người cầm cân nảy mực, người thi hành nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng mà vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng thì tội phải nặng hơn”, ông Sơn nêu.

Lam Thanh
Bài liên quan
Khởi tố, bắt tạm giam Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Thái Hà
Thông tin trên được Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an cho biết, sáng 22.4.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tìm giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long
7 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 26.4, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Cần Thơ và báo Tuổi Trẻ phối hợp tổ chức hội thảo với chủ đề "Giải pháp về nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long".
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bao cát trong hẻm thì thấy mà biệt phủ trái phép thì không