Ngày 13.11, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đã trình bày báo cáo thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) năm 2018.

Ủy ban Tư pháp Quốc hội: Cần kiểm tra việc chuyển nhượng đất công trên cả nước

Trí Lâm | 13/11/2018, 16:32

Ngày 13.11, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đã trình bày báo cáo thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) năm 2018.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đánh giátrong năm 2018, tình hình tham nhũng ở nước ta đang từng bước được kiềm chế và có chiều hướng thuyên giảm. Nhiều vụ vi phạm, vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, gây thất thoát lớn tài sản của Nhà nước được phát hiện và xử lý nghiêm minh, đã thể hiện nhất quán quan điểm “nói đi đôi với làm”, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai”.

Kê khai tài sản không hiệu quả

Ủy ban Tư pháp nhận thấynăm 2018, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành mới, sửa đổi văn bản pháp luật, sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước tinh gọn…

Tuy nhiên, công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế trong một số trường hợp vẫn còn chậm, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu. Vẫn còn một số văn bản quy định chưa rõ ràng, thiếu khả thi, chồng chéo, dễ bị lợi dụng để tham nhũng, nhưng chưa được kịp thời sửa đổi…

Bên cạnh đó, tình trạng không công khai, lạm dụng yêu cầu bảo mật để không công khai hoặc có công khai nhưng nội dung không cụ thể, thiếu minh bạch, công khai trong phạm vi hẹp, chậm công khai theo quy định của pháp luật vẫn diễn ra, nhất là trong các lĩnh vực quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công, đấu thầu, công tác quy hoạch, lập dự án...

Trách nhiệm giải trình của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong nhiều trường hợp chưa được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đã gây nghi ngờ trong dư luận, làm ảnh hưởng tới hiệu quả của công tác phòng ngừa tham nhũng.

Đặc biệt,số lượng bản kê khai năm 2018 là rất lớn nhưng chỉ phát hiện 6 trường hợp vi phạm, cho thấy biện pháp này chưa phát huy hiệu quả trong PCTN.

Năm nay, đã xảy ra một số vụ án tham nhũng, tiêu cực ngay trong chính cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan có chức năng PCTN, trong đó có những vụ án đặc biệt nghiêm trọng có liên quan đến cán bộ, sỹ quan cao cấp, đã ảnh hưởng lớn đến uy tín của các cơ quan này và đến lòng tin của nhân dân vào công lý.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga - Ảnh: VPQH

Ngoài ra, việc xử lý trách nhiệm của người đứng đầu để xảy ra tham nhũng trong thời gian qua có tăng, nhưng vẫn chưa tương xứng với các vụ việc, vụ án tham nhũng bị phát hiện, xử lý, có dấu hiệu bỏ lọt việc xử lý trách nhiệm của người đứng đầu để xảy ra tham nhũng.

Có biểu hiện bao che, tiếp tay cho tham nhũng

Bên cạnh đó, tại một số bộ, ngành, địa phương...việc lập, phê duyệt đoàn đi nước ngoài còn chưa đúng quy định, nhiều đoàn đi nước ngoài với nội dung khảo sát, học tập kinh nghiệm nhưng chủ yếu là để tham quan, du lịch, giải quyết chế độ, chính sách.

Đáng lưu ý, có trường hợp để phục vụ xây dựng, triển khai dự án, có địa phương tổ chức 3 đoàn đi khảo sát, học tập mô hình của nước ngoài, nhưng 1 đoàn về không có báo cáo, 2 đoàn có báo cáo nhưng không liên quan đến nội dung khảo sát… Đề nghị Chính phủ chỉ đạo kiểm tra, kịp thời chấn chỉnh tình trạng này.

Công tác thanh tra, kiểm toán nhà nước góp phần phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng mặc dù được tăng cường nhưng vẫn còn một số trường hợp thanh tra, kiểm toán chồng chéo, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Việc kiến nghị xử lý hình sự qua hoạt động thanh tra, kiểm toán còn ít. Công tác tự phát hiện tham nhũng trong nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị; công tác đấu tranh với tội phạm tham nhũng, kinh tế ở một số địa phương kết quả còn hạn chế. Một số trường hợp có biểu hiện bao che, tiếp tay cho sai phạm, tham nhũng.

Số lượng các vụ án khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vẫn chưa tương xứng với tình hình tham nhũng. Việc vi phạm thời hạn giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm chưa được khắc phục. Tiến độ điều tra, xử lý một số vụ án còn chậm; việc trả hồ sơ điều tra bổ sung giữa các cơ quan tư pháp dẫn đến kéo dài thời gian giải quyết còn nhiều.

Công tác giám định tài sản để xử lý tham nhũng là vấn đề còn vướng mắc trong nhiều năm nhưng chưa có giải pháp khắc phục. Tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng qua công tác thi hành án còn rất thấp.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đề nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước chỉ đạo tập trung kiểm tra, thanh tra, kiểm toán toàn diện việc mua bán, chuyển nhượng tài sản công (đất đai, nhà…) tại các tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước; kiểm tra, thanh tra, kiểm toán việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

Đồng thờiđề nghị Tổng Thanh tra Chính phủ, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng Bộ Công an, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chỉ đạo hoạt động thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, tập trung phát hiện và xử lý các vụ tham nhũng lớn dưới hình thức “nhóm lợi ích”, “sân sau”… để sát với tình hình tham nhũng đang diễn ra trong thực tế.

Cùng với đó, đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước chỉ đạo toàn ngành tăng cường chuyển các vụ việc có dấu hiệu tội phạm tham nhũng phát hiện được qua hoạt động kiểm toán sang cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.

Lam Thanh
Bài liên quan
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp kinh doanh vàng
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng, kịp thời xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh và làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nếu có hành vi thao túng thị trường.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn – Bài 4: Giải pháp bền vững
8 giờ trước Bảo vệ môi trường
Để ứng phó với tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt trong mùa khô, nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL đã đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các địa phương cần nguồn vốn đầu tư lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ủy ban Tư pháp Quốc hội: Cần kiểm tra việc chuyển nhượng đất công trên cả nước