Bảo đảm an toàn thông tin cho mạng 5G là vấn đề quan tâm hàng đầu trong việc triển khai mạng 5G.

Bảo đảm an toàn thông tin cho mạng 5G

Thu Anh | 15/12/2020, 13:53

Bảo đảm an toàn thông tin cho mạng 5G là vấn đề quan tâm hàng đầu trong việc triển khai mạng 5G.

Tại buổi tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Bảo mật cho thiết bị IoT trong kỷ nguyên 5G” được ICTnews phối hợp với Cục An toàn thông tin (Bộ TT-TT) tổ chức vào ngày 15.12, ông Nguyễn Khắc Lịch, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin (Bộ TT-TT) cho biết mạng 5G với đặc tính kết nối tốc độ cao, độ trễ thấp, tính mở lớn và cho phép kết nối vô cùng nhiều thiết bị với nhiều chủng loại, giao thức - đã trở thành hạ tầng số để phục vụ công cuộc chuyển đổi số, cho xã hội số, nền kinh tế số và Chính phủ số.

Theo ông Lịch, bảo đảm an toàn thông tin cho mạng 5G cũng chính là bảo đảm an toàn, an ninh mạng cho hạ tầng số, cho mọi ngành, lĩnh vực và cho cả quốc gia, đó là vấn đề tối quan trọng mà các nước trên thế giới đã đưa lên quan tâm hàng đầu trong việc triển khai mạng 5G.

5g.jpg
Ảnh: Internet

Để giảm thiểu rủi ro trong việc bị lộ thông tin hay bị tấn công DDos, theo ông Mai Xuân Cường (Trưởng phòng An ninh hệ thống ứng dụng Viettel Cyber Security), các địa phương, tổ chức khi bắt tay vào triển khai hệ thống IoT cần xây dựng cho mình một nền móng vững chắc về hệ thống CNTT nền tảng, gồm các giải pháp đảm bảo nhiều lớp và nhiều khâu như giải pháp IPS, IDS, giải pháp giám sát và phản ứng nhanh mức network, mức host... Các khâu như phát triển giải pháp, triển khai và vận hành hệ thống cũng cần được chuẩn hóa một cách đồng bộ và xuyên suốt ngay từ đầu.

Ngoài ra, cần ưu tiên triển khai những giải pháp để đảm bảo tính độc lập giữa các thiết bị nhằm giảm thiểu rủi ro khi có một nút mạng (node) bị tấn công mà không ảnh hưởng đến các node thiết bị khác. Thiết bị cũng cần được chọn lọc kỹ càng từ những nhà sản xuất uy tín, có tính cam kết dài hạn, thiết bị cũng cần được quản lý từ xa để đảm bảo cập nhật nhanh những bản vá hoặc nâng cấp an toàn thông tin...

Dự báo gì về thị trường IoT trong thời gian tới và năng lực cạnh tranh hiện tại của các nhà khai thác trong nước, ông Nguyễn Ngọc Quân - Giám đốc Trung tâm An toàn thông tin, Công ty VNPT IT cho rằng thị trường IoT được dự đoán sẽ tăng từ 147,90 tỉ USD năm 2016 lên 2048,90 tỉ USD vào năm 2025... IoT tạo ra một siêu kết nối bằng cách thiết lập kết nối kỹ thuật số giữa mọi người và mọi thứ, mọi lúc mọi nơi.

Bên cạnh đó, theo đại diện VNPT, thị trường Internet vạn vật chủ yếu được thúc đẩy bởi những yếu tố như sự phát triển của Internet vạn vật, quản lý cơ sở dữ liệu khách hàng, giảm giá cảm biến và các công nghệ cảm biến tiên tiến, đầu tư quy mô lớn vào thị trường IoT, đầu tư phát triển Thành phố thông minh. Việt Nam không nằm ngoài xu hướng đó.

"Bản chất của vấn đề nằm ở việc tính toán, vì vậy các nhà cung cấp có năng lực về khả năng tính toán lớn như VNPT, Viettel sẽ là những đơn vị có lợi thế. Tiếp theo sẽ là các nhà sản xuất thiết bị như VNPT Technology và các nhà phát triển ứng dụng trong lĩnh vực IoT" - ông Quân cho biết.

Bài liên quan
Nhật Bản hỗ trợ Ấn Độ về 5G chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc
Các quan chức Chính phủ Nhật Bản cho biết nước này với Ấn Độ sẽ hợp tác trong lĩnh vực thông tin và truyền thông để chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc về cơ sở hạ tầng viễn thông và kỹ thuật số.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
3 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bảo đảm an toàn thông tin cho mạng 5G