Sau một thời gian giãn cách, nhiều doanh nghiệp cho biết đã đến mức báo động nếu không thể phục hồi sản xuất sớm.

Báo động đỏ 'sức khỏe' doanh nghiệp nếu không phục hồi sản xuất sớm

Tuyết Nhung | 11/09/2021, 19:10

Sau một thời gian giãn cách, nhiều doanh nghiệp cho biết đã đến mức báo động nếu không thể phục hồi sản xuất sớm.

Doanh nghiệp thủy sản báo động

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) ngày 11.9 nhận định, trải qua hơn 1 tháng hoạt động trong hoàn cảnh giãn cách xã hội và phương thức hoạt động "3 tại chỗ", xuất khẩu thủy sản tháng 8 đã phản ánh rõ mức độ ảnh hưởng đối với ngành thủy sản.

xuat-khau-nong-thuy-san-sang-thi-truong-trung-quoc-yeu-cau-cao-ve-chat-luong-va-nguon-goc1558926872.jpg
Tháng 8, xuất khẩu thủy sản sang các thị trường giảm 16-50% - Ảnh: Internet

Theo đó, xuất khẩu sang tất cả các thị trường trong tháng 8 đều giảm từ 16 - 50% so với cùng kỳ năm 2020. Cụ thể, xuất khẩu sang Trung Quốc và Nhật Bản đều giảm mạnh 36%, sang EU giảm 32% (riêng sang Hà Lan giảm gần 50%, Đức giảm 42%). Xuất khẩu sang Mỹ và Nga giảm ít nhất là 16%. Xuất khẩu sang Anh giảm 48%, sang Úc và Canada giảm 35% và 37%.

Với kim ngạch 588 triệu USD, xuất khẩu thủy sản trong tháng 8 giảm gần 28% so với cùng kỳ năm ngoái và giảm ở hầu hết các sản phẩm chủ lực. Xuất khẩu tôm, cá tra, cá ngừ, mực, bạch tuộc, cua ghẹ và cá biển khác đều giảm từ 20 - 33% so với cùng kỳ năm 2020.

VASEP nhìn nhận, dịch COVID-19 bùng phát mạnh tại khu vực trọng tâm của thủy sản Việt Nam là TP.HCM, 18 tỉnh phía Nam và các tỉnh Nam Trung bộ, đang gây khó khăn và áp lực đứt gãy chuỗi cung ứng với doanh nghiệp.

Đã có hơn 100 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản ngừng xuất khẩu trong tháng 8, so với cùng kỳ năm trước con số này giảm 150 đơn vị.

Sau một thời gian giãn cách, nhiều doanh nghiệp cho biết đã đến mức báo động nếu không thể phục hồi sản xuất sớm trước 15.9. Trong trường hợp doanh nghiệp được trở lại sản xuất bình thường sau khi nới lỏng giãn cách sau 15.9, thì khả năng đáp ứng được các đơn hàng cho mùa lễ cuối năm cũng khá hạn chế.

Da giày và các ngành lo đứt chuỗi cung ứng

Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết, việc thực hiện giãn cách xã hội tại các tỉnh phía nam đã khiến 80% các nhà máy sản xuất da giày tại TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, An Giang, Kiên Giang… là những nơi tập trung nhiều doanh nghiệp da giày lớn trong các khu công nghiệp, phải ngừng sản xuất do không đủ điều kiện thực hiện quy chế "3 tại chỗ" và "một cung đường, hai điểm đến".

img_9402.jpg.jpg
Các doanh nghiệp da giày bị thiệt hại lớn do phải ngừng hoặc giảm sản xuất - Ảnh: BCT

Tại các địa phương miền trung và miền bắc, các doanh nghiệp da giày chỉ hoạt động với công suất 50-70 %, do giãn cách xã hội và thiếu lao động.

Các doanh nghiệp còn hoạt động thì phải giảm sản lượng do đứt gãy chuỗi cung nguyên phụ liệu, chi phí phòng chống COVID-19 (xét nghiệm, tiêm chủng, lo ăn, ở 3 tại chỗ cho người lao động).

Cùng với đó, tình trạng thiếu container rỗng, chi phí logistics và vận chuyển tàu biển quốc tế tăng cao (gấp 5-10 lần), chi phí nhiên liệu, giá nguyên phụ liệu nhập khẩu tăng cao... đã ảnh hưởng nhiều tới sản xuất, gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

Cục Công nghiệp cho biết, cộng đồng doanh nghiệp xuất khẩu ở tất cả các ngành hiện có hai mối lo lớn đến từ cả phía cung và cầu.

Về phía cung, khó khăn lớn nhất hiện nay là không bảo đảm được quá trình lưu thông, vận chuyển hàng hóa thông suốt phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ hàng hóa do các quy định về phòng dịch phức tạp và không thống nhất giữa nhiều địa phương.

Đặc trưng của ngành công nghiệp là tính kết nối sản xuất theo chuỗi không phân biệt địa giới hành chính. Do đó, các khó khăn về lưu thông, vận chuyển hàng hóa do yêu cầu phòng dịch sẽ dẫn đến nguy cơ làm đứt gãy chuỗi cung ứng, trong đó đặc biệt là chuỗi cung ứng lao động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đầu vào sản xuất của doanh nghiệp.

Về phía cầu, dự báo trong thời gian tới, ảnh hưởng của dịch bệnh và các quy định của nhiều địa phương sẽ khiến đơn hàng trong nước của nhiều ngành sản xuất như ô tô, cơ khí, thép... sụt giảm nghiêm trọng.

Còn với các ngành xuất khẩu chủ đạo như: điện tử, dệt may và da giày..., nếu không sớm có các giải pháp giúp doanh nghiệp khắc phục tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng trong nước, sớm quay trở lại sản xuất ngay bây giờ, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nguy cơ khách hàng quốc tế sẽ dừng, hủy đơn hàng để chuyển sang nước khác.

Đến khi dịch được kiểm soát, doanh nghiệp khó có thể nối lại các mối quan hệ kinh doanh đã mất.

Bài liên quan
Thành lập Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định 1447/QĐ-TTg thành lập tổ công tác đặc biệt về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
8 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Báo động đỏ 'sức khỏe' doanh nghiệp nếu không phục hồi sản xuất sớm