Tại Phiên khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53, hôm 9.9 tại Hà Nội, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có bài phát biểu được dư luận trong khu vực và thế giới quan tâm. Báo Nikkei Asian Review của Nhật nhấn mạnh 2 vấn đề trong bài phát biểu là tình hình Biển Đông và đại dịch COVID-19:

Báo Nhật nhấn mạnh 2 vấn đề trong phát biểu của Ngoại trưởng Phạm Bình Minh

10/09/2020, 08:03

Tại Phiên khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53, hôm 9.9 tại Hà Nội, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có bài phát biểu được dư luận trong khu vực và thế giới quan tâm. Báo Nikkei Asian Review của Nhật nhấn mạnh 2 vấn đề trong bài phát biểu là tình hình Biển Đông và đại dịch COVID-19:

Các thách thức an ninh ở Biển Đông "luôn hiện hữu", Ngoại trưởng Việt Nam cho biết hôm 9.9 khi nước này tổ chức một loạt các cuộc họp trực tuyến cấp bộ trưởng ASEAN kéo dài 4 ngày với sự góp mặt của các đối tác quan trọng, gồm cả Trung Quốc và Mỹ.

Phát biểu tại Phiên khai mạc, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh cho rằng "các yếu tố đe dọa hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông" là một trong những thách thức mà khu vực phải đối mặt.

"ASEAN sẽ kiên định với lập trường nguyên tắc, nhấn mạnh kiềm chế, giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982, thúc đẩy đối thoại, tăng cường xây dựng lòng tin, không quân sự hóa, không làm phức tạp tình hình", ông Phạm Bình Minh nhấn mạnh khi đề cập đến Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển.

10 quốc gia ASEAN sẽ kiên trì thúc đẩy "triển khai đầy đủ, nghiêm túc Tuyên bố DOC" và "nỗ lực xây dựng Bộ quy tắc COC hiệu quả, thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế và Công ước Luật Biển UNCLOS 1982"

Trong khi Biển Đông là một trong những vấn đề hàng đầu sẽ được thảo luận tại các cuộc họp, thì ứng phó của khu vực đối với đại dịch COVID-19 cũng nổi lên như một chủ đề chính trong chương trình nghị sự.

Ông Minh lưu ý rằng mối đe dọa của đại dịch COVID-19 vẫn đang hiển hiện và ASEAN sẽ "chủ động ngăn chặn đại dịch thông qua các biện pháp phòng ngừa, phát triển vắc xin và thuốc điều trị tiếp cận rộng rãi với người dân" và "thực hiện các hành động sớm và hiệu quả để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp."

Theo dự thảo thông cáo chung của cuộc họp Ngoại trưởng ASEAN hôm 9.9 được Nikkei Asian Review công bố, tất cả các thành viên ASEAN đang tìm kiếm sự hợp tác quốc tế về vắc-xin coronavirus.

Họ kêu gọi "tăng cường hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm với các đối tác của ASEAN trong nghiên cứu, phát triển, sản xuất và phân phối vắc xin, cung cấp khả năng tiếp cận thuốc chữa bệnh COVID-19 và các bệnh nguy hiểm khác cho cộng đồng trong tương lai, đồng thời cung cấp các loại thuốc này với giá cả phải chăng cho tất cả", dự thảo thông cáo nêu

Coronavirus đã ảnh hưởng nặng nề đến các quốc gia Đông Nam Á. Ở Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan, GDP quý II giảm hơn 10% so với một năm trước. Việt Nam, quốc gia đảm bảo mức tăng trưởng biên 0,4% trong quý II, gần đây đã giảm một nửa dự báo tăng trưởng cả năm xuống khoảng từ 2% đến 2,5%.

Các quốc gia đang bắt đầu gỡ bỏ những hạn chế nghiêm ngặt nhất mà họ áp đặt để đối phó đại dịch. Dù vậy, vắc xin coronavirus sẽ rất quan trọng để thúc đẩy hiệu quả sự phục hồi kinh tế. Một số thành viên ASEAN đã bắt đầu tìm kiếm cách được đảm bảo nguồn cung cấp vắc xin. Tháng trước, Philippines cho biết họ sẽ bắt đầu thử nghiệm lâm sàng vắc xin COVID-19 do Nga phát triển, trong khi một công ty quốc doanh Indonesia đã đồng ý nhập khẩu vắc xin từ một công ty công nghệ sinh học Trung Quốc.

Dự thảo tuyên bố chung cũng sẽ đề cập việc các thành viên khuyến khích "duy trì sự kết nối cần thiết trong khu vực" bằng cách tạo điều kiện thuận lợi đến mức có thể duy trì việc di chuyển thiết yếu của người dân.

Là một phần của hội nhập kinh tế khu vực, ASEAN đã thúc đẩy sự di chuyển của người dân trong khối, bao gồm cả hoạt động liên quan đến lao động và kinh doanh cũng như du lịch nghỉ dưỡng. Nhưng hiện tại hầu hết các quốc gia vẫn tiếp tục đóng cửa biên giới.

Singapore và Malaysia vào tháng trước đã thiết lập hai chương trình "làn đường xanh" song phương, nhưng các khuôn khổ nội khối như vậy vẫn chưa được chứng kiến ở các nước còn lại trong khu vực vì một số quốc gia gồm Indonesia và Philippines tiếp tục ghi nhận hơn 1.000 trường hợp lây nhiễm mới mỗi ngày.

A.T (lược dịch)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
7,2 tỉ USD có thể chảy vào Việt Nam ngay khi thị trường chứng khoán được nâng hạng
2 giờ trước Tài chính và đầu tư
Ước tính, khoảng 7,2 tỉ USD vốn gián tiếp nước ngoài sẽ chảy vào thị trường Việt Nam ngay sau khi thị trường chứng khoán được nâng hạng. Việc này cũng mang lại 25 tỉ USD vốn đầu tư mới từ các nhà đầu tư quốc tế vào thị trường Việt Nam cho tới năm 2030.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Báo Nhật nhấn mạnh 2 vấn đề trong phát biểu của Ngoại trưởng Phạm Bình Minh