Báo Nikkei Asian Review ngày 1.1.2018 đề cập Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar sẽ phải năng động hơn nếu không muốn bị “chìm” sau khi 4 nước này chính thức là thành viên của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC).

Báo Nhật: Việt Nam ‘bơi hoặc chìm’ trong Cộng đồng kinh tế ASEAN

Trần Trí | 01/01/2018, 20:04

Báo Nikkei Asian Review ngày 1.1.2018 đề cập Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar sẽ phải năng động hơn nếu không muốn bị “chìm” sau khi 4 nước này chính thức là thành viên của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC).

Theo trang báo Nhật, Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar là 4 nước tham gia Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) sau cùng. Ban đầu, 4 nước được miễn khỏi việc hủy một số mức thuế khi ASEAN lập AEC hồi cuối năm 2015.

Cảm xúc vừa mừng vừa lo của Việt Nam

Nhưng từ ngày 1.1.2018, Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar trở thành thành viên ACE. Nay ACE sẽ theo đuổi sự hội nhập kinh tế sâu sắc hơn, bằng cách hạ rào cản thuế quan và nới lỏng qui định đầu tư.

Giai đoạn chuyển mình này gây ra sự phấn khích lẫn âu lo nơi công chức chính phủ, lãnh đạo các công ty và nhân công.

Ông Lê Nguyên Hòa, Phó chủ tịch công ty thực phẩm tư nhân Nutifood, nói: “Tôi có nhiều hy vọng hơn sự lo ngại. Khu thương mại tự do AEC sẽ tạo ra vùng tự do cho hoạt động doanh nghiệp, loại bỏ mọi rào cản thuế quan và mở ra nhiều cơ hội mới cho một thị trường lớn hơn, đồng thời cũng tạo ra nhiều thách thức, cạnh tranh”.

Trần Văn Tú, một tài xế taxi ở thành phố Hồ Chính Minh cũng có nhiều hy vọng: “Người tiêu dùng sẽ có nhiều lựa chọn hơn, trong việc sử dụng hàng hóa nhập khẩu với giá phải chăng, thay vì lệ thuộc hàng hóa Trung Quốc trong một thời kỳ mới”.

Nhưng Nikkei Asian Review cũng ghi nhận một sự lo lắng ở Việt Nam - nước đông dân nhất trong 4 nước mới tham gia AEC với gần 100 triệu dân.Tờ báo Nhật dẫn lời ông Phạm Tấn Vũ, một nhân viên kiểm tra chất lượng sản phẩm ở công ty chế biến thực phẩm Cholimex: ông có nhiều nỗi lo hơn là hy vọng, vì khi thị trường mở cửa, hàng hóa các nước khác trong khu vực sẽ tràn ngập thị trường Việt Nam, ví dụ hàng hóa Thái Lan.

Cảm giác lo ngại cũng tương tự ở Myanmar. Ông Aung Naing Oo, lãnh đạo Cục đăng kiểm đầu tư và công ty, nói: “Sẽ khó cho cả hai lĩnh vực công-tư để có một kế hoạch dễ hiểu tuân thủ AEC. Có những vấn đề tích cực lẫn tiêu cực”.

Ông nhấn mạnh cơ hội thu hút nguồn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) vì đó là giải pháp để kéo giảm sự cách biệt về kỹ năng của 4 nước mới tham gia AEC với các nước thành viên AEC phát triển hơn.

Xem ra Try Yorn, nhân công của một công ty tư nhân ở Campuchia, nghiêng theo phía tích cực hơn: “Với sự hội nhập AEC, sự dịch chuyển của dòng sản phẩm sẽ khiến thị trường lớn hơn, người tiêu dùng sẽ có nhiều sản phẩm với chất lượng tốt và giá bán tốt hơn. Về ngắn hạn, một số công nhân Campuchia sẽ bị mất việc làm, nhưng chúng tôi cũng học được kỹ năng mới từ các nước trong khối ASEAN”.

Người Việt Nam sẽ thoải mái mua xe hơi nhập khẩu

Khi lập AEC, 10 nước ASEAN đều nhất trí hủy bỏ mọi mức thuế, ngoại trừ vài hàng hóa nhạy cảm như lúa gạo. Khi AEC được lập năm 2015, 6 nước thành viên đầu tiên: Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippines và Brunei-lập tức thực hiện sự hủy bỏ mọi mức thuế.

Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar được phép giữ mức thuế trên vài loại hàng hóa không nhạy cảm cho đến tháng Giêng 2018. Nhưng đến cuối năm 2015, Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar đã hủy mức thuế áp trên 91% các sản phẩm, theo Tổ chức xúc tiến ngoại thương Nhật Bản (JETRO).

Đối với các loại hàng hóa được hưởng ân hạn, mức thuế chung là gần % 5 hoặc thấp hơn. Nhưng khi kết thúc giai đoạn ân hạn này, không có nghĩa giá nhập khẩu sẽ giảm đáng kể.

Nhưng vẫn có một ngoại lệ cho các loại xe ô tô ở Việt Nam, vốn được dự báo sẽ nhập thêm nhiều xe từ Thái Lan và Indonesia, là hai nước có nhiều xí nghiệp lớn sản xuất xe của Nhật, Mỹ và châu Âu.

Theo một đại lý xe hơi ở Hà Nội, giá bán xe nhập khẩu ở Việt Nam sẽ giảm ít nhất từ 10 đến 20 %. Theo Nikkei Asian Review, việc biết giá bán sẽ giảm mạnh, nhiều người tiêu dùng Việt Nam lao vào mua xe ô tô. Từ tháng 1 đến tháng 11.2017, có 245.000 chiếc được bán.

Dòng xe nhập khẩu này buộc các hãng xe trong nước phải giảm giá bán. Công ty Ô tô Trường Hải tính giảm giá bán một số kiểu xe được sản xuất theo hợp đồng với Kia Motors (Hàn Quốc) và Mazda Motor (Nhật Bản) với giá giảm từ 170 đến 926 USD, kể từ giai đoạn chuẩn bị đón Tết âm lịch.

Các xí nghiệp Toyota Motor ở Việt Nam cũng tính giảm giá bán nhiều kiểu xe đang thịnh như kiểu Vios và Camry, từ 1.000 đến 2.500 USD.

Để duy trì ngành sản xuất xe hơi trong nước, chính phủ Việt Nam đã quyết hủy mức thuế 10-30 % thuế lên các linh kiện, phụ tùng xe hơi. Kể từ ngày 1.1.2018, các mức thuế này không còn áp lên các loại xe 9 chỗ hoặc xe nhỏ hơn.

Các công ty Việt Nam tranh thủ vận hội từ AEC

Theo Nikkei Asian Review, ở Việt Nam, các cơ hội không chỉ của riêng lĩnh vực xe hơi. Độ tuổi trung bình ở Việt Nam là 29, và giới trung lưu ngày càng tăng, khiến Việt Nam trở thành một điểm đến đầu tư hấp dẫn.

Hồi tháng 12, tập đoàn Thai Beverage đã mua lại nhiều cổ phần của Sabeco, công ty bia nhà nước lớn nhất Việt Nam, với giá khoảng 4,85 tỉ USD.

Các công ty Thái Lan đã đầu tư mạnh vào Việt Nam. Ví dụ nhà bán lẻ Central Group đã mua lại dây chuyền siêu thị Big C và tập đoàn bán lẻ hàng điện tử Nguyễn Kim. Tập đoàn xi măng Siam cũng dự tính tăng tốc sáp nhập-mua lại ở Việt Nam.

Dự kiến các nhà đầu tư khác cũng sẽ bám theo hướng này, và dĩ nhiên các công ty Việt Nam không chỉ giữ thế thủ, mà còn “bung ra” với AEC: Vinamilk đã mở xí nghiệp sản xuất sữa đầu tiên ở Campuchia, trong một công viên công nghiệp ở thủ đô Phnom Penh hồi tháng 5.2016. Vinamilk cũng ưu tiên việc bán sản phẩm ở Thái Lan và Myanmar.

Viettel đã qua Myanmar làm ăn từ đầu năm 2017, sau khi mở hoạt động ở Lào và Campuchia. Hoàng Anh Gia Lai cũng mở một phức hợp nhà ở tại thành phố Yangon (Myanmar) hồi năm 2015.

Các công ty ở những nước mới tham gia AEC cũng muốn mở rộng chân trời. Như Công ty dược phẩm Pharma (lớn nhất Campuchia) đang tính mở hoạt động tại Lào và Myanmar.

Sự tham gia AEC của Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar vào lúc Singapore, Malaysia và Thái Lan đang chật vật vì tăng trưởng chậm, dân số lão hóa và thiếu nguồn lực lao động.

Ông Hiroshi Kobayashi, chủ nghiệm bộ phận nghiên cứu châu Á-châu Đại dương của JETRO, nói: “Sự hội nhập kinh tế của khối ASEAN sẽ còn phát triển mạnh từ năm 2018 trở đi. Và việc mở rộng làm ăn vào 3 nước giáp Thái Lan, là Campuchia, Lào và Myanmar sẽ cực kỳ rõ ràng”.

Bảo Vĩnh (theo Nikkei Asian Review)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
một giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Báo Nhật: Việt Nam ‘bơi hoặc chìm’ trong Cộng đồng kinh tế ASEAN