Đó là khẳng định của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam trong ngày 5.12 khi dự lễ kỷ niệm 60 năm y tế dự phòng Việt Nam.

Bất cập đầu tiên của y tế dự phòng chính là vấn đề thiếu tài chính

Hải Yến | 06/12/2016, 05:49

Đó là khẳng định của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam trong ngày 5.12 khi dự lễ kỷ niệm 60 năm y tế dự phòng Việt Nam.

Với quan điểm “Y tế dự phòng tích cực, chủ động” của Đảng, Nhà nước, ngành y tế dự phòng đã phát triển theo hướng toàn diện, chăm sóc sức khỏe, lấy con người làm trung tâm, bao gồm kiểm soát yếu tố nguy cơ, phòng chống bệnh tật, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân và nâng cao sức khỏe cộng đồng.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh những thành tựu cũng như thách thức của ngành y tế đang phải đối mặt, đòi hỏi sự thay đổi nhận thức về phòng bệnh và chữa bệnh. Bởi có những lúc do sức ép của bệnh tật nên chính sách, kinh phí dành cho khám chữa bệnh được tập trung nhiều hơn cho các bệnh viện dù ai cùng biết tầm quan trọng của y tế dự phòng, y tế cơ sở.

Phó thủ ttướng cũng cho rằng trong bối cảnh tình hình dịch bệnh nguy hiểm, mới nổi, bệnh không rõ nguyên nhân liên tục xuất hiện trên thế giới có nguy cơ xâm nhập vào nước ta; gánh nặng do các bệnh không lây nhiễm vẫn ở mức cao, ngày càng khó kiểm soát do nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan qua giao lưu đi lại, đô thị hoá, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, sự biến chủng của vi sinh vật gây bệnh,… tiếp tục là những thách thức đối với ngành ytế nói chung và hệ thống ytế dự phòng nói riêng.

Phó thủ tướngVũ Đức Đam trao tặng Huân chương độc lập hạng nhì của Chủ tịch nước cho lãnh đạo Cục Y tế Dự phòng

Những thách thức lớn mà ngành y tế dự phòng đang đối mặt là tác động của mặt trái quá trình phát triển kinh tế-xã hội, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu, già hóa dân số; các bệnh dịch nguy hiểm, mới nổi. Bên cạnh đó, ngành y tế dự phòng còn phải kiểm soát hiệu quả các yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe cộng đồng, trọng tâm là vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, chăm sóc sức khỏe ban đầu.

“Từ năm 2008, Quốc hội đã có nghị quyết yêu cầu phải dành 30% chi ngân sách y tế cho dự phòng nhưng hầu như tất cả các địa phương chỉ dành tỷ lệ 20-25% cho công tác này. Một thực tế khác là hiện nay 70% gánh nặng điều trị đến từ các bệnh không truyền nhiễm liên quan đến tim mạch, tiểu đường… nhưng mới chỉ có 12% kinh phí y tế dự phòng dành cho các nhóm bệnh này, còn phần lớn dành cho những bệnh lây nhiễm”.

Đề nghị lãnh đạo ngành y tế phải phân tích rõ thuận lợi, bất cập của y tế dự phòng hiện nay, Phó thủ tướng đặt câu hỏi: “Phải chăng ngân sách Trung ương và nguồn lực nhà nước nên tập trung cho dự phòng, còn lĩnh vực điều trị, khám chữa bệnh cần huy động tối đa các nguồn lực khác, từ đó xem xét việc phát triển, sử dụng kinh phí của bảo hiểm y tế dành cho y tế dự phòng”. Phó thủ tướng cho rằng cần nhận thức đúng, đầy đủ vai trò quan trọng của đội ngũ nhân lực làm y tế dự phòng với ý nghĩa là “cái gốc” của y tế từ quá trình đào tạo đến cơ chế tài chính, chế độ đãi ngộ, sử dụng nguồn lực.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã trao Huân Chương độc lập hạng nhì do Chủ tịch nước trao tặng cho Cục Y tế dự phòng. Cũng tại buổi lễ, Bộ Y tế truy tặng Giải thưởng Đặng Văn Ngữ đợt 1 năm 2016 cho 11 cá nhân và trao tặng giải thưởng này cho 20 tập thể và 88 cá nhân khác.

Dạ Thảo

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Du lịch xanh lên ngôi
11 giờ trước Văn hóa
Xu hướng du lịch xanh trong những năm gần đây ngày càng "lên ngôi", được nhiều du khách trong và ngoài nước quan tâm.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bất cập đầu tiên của y tế dự phòng chính là vấn đề thiếu tài chính