"Chính sách ưu đãi các nhà đầu tư nước ngoài quá đáng đang tạo ra sự cạnh tranh không bình đẳng với các doanh nghiệp trong nước", PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc - đưa ra tại Hội thảo "Thị trường bán lẻ Việt Nam: Cơ hội và thách thức" ngày 18.5 tại Hà Nội.

Bất cập trong chính sách dẫn tới ưu đãi 'quá đáng' cho Formosa

tuyetnhung | 18/05/2016, 14:06

"Chính sách ưu đãi các nhà đầu tư nước ngoài quá đáng đang tạo ra sự cạnh tranh không bình đẳng với các doanh nghiệp trong nước", PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc - đưa ra tại Hội thảo "Thị trường bán lẻ Việt Nam: Cơ hội và thách thức" ngày 18.5 tại Hà Nội.

Ưu đãi... quá đáng

Theo PGSLộc, một trong những rào cản lớn nhất của môi trường kinh doanh chính là bất cập trong chính sách. Liên quan tới dự ánkhu liên hợp gang thép của Tập đoàn Formosa (Đài Loan) tại Hà Tĩnh đang thu hút sự quan tâm mạnh mẽ của dư luận, PGSLộc cho rằng, chính sách ưu đãi các nhà đầu tư nước ngoài ở mức quá đáng của đang tạo ra sự cạnh tranh không bình đẳng với các doanh nghiệp trong nước.

Ông Lộc dẫn chứng dự án Khu liên hợp gang thép của Formosa đã nhận được những ưu đãi lớn từ chính phủ Việt Nam như: được áp dụng mức thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm có chịu thuế là 10%, trong khi doanh nghiệp trong nước từ ngày 1.1.2016 là 20%; 4 năm được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp và được giảm 50% số thuế phải nộp cho 9 năm tiếp theo; giảm 50% thuế thu nhập cá nhân đối với người có thu nhập cao; miễn thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị và phương tiện vận tải chuyên dùng; miễn thuế tài nguyên môi trường và giảm 40% phí bảo vệ môi trường với hoạt động hút cát, san nền...

"Đây là còn chưa kể tới những ưu đãi khi giải phóng mặt bằng, có cơ sở hạ tầng điệnnước đầy đủ, ít chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan chức năng. Như vậy đã tạo ra một môi trường kinh doanh không bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài", ông Lộc nói.

Từ câu chuyện của Formosa, ông Lộc nói nguyên nhân dẫn tới sự tụt hạng của Việt Nam trong bảng xếp hạng thị trường bán lẻ thế giới (theohãng tư vấn A.T.Kearney (Mỹ)những năm gần đây là môi trường kinh doanh ở Việt Nam đang xấu đi nghiêm trọng, không còn bình đẳng, nhiều rào cản và thiếu an toàn.

Ví dụ năm 2008 thị trường bán lẻ của Việt Nam đứng thứ nhất; năm 2009 rớt xuống thứ 5; năm 2010 đứng thứ 14; năm 2011 xuống thứ 23 và năm 2012 "văng" ra khỏi top 30 thị trường hấp dẫn nhất thế giới.

Năm 2015, theo một cách xếp hạng kháccủa Arcadis Retail Operation trên 50 quốc gia, Việt Nam đứng thứ 41/50 quốc gia về thị trường bán lẻ.

Từ đó, các chuyên gia có mặt tại hội thảo đều đồng thuận nhận định, chính sách của nhà nước và các địa phương chính là yếu tố có tác động quyết định tới sự hình thành và phương thức hoạt động của các doanh nghiệp, cùng sự phát triển củathị trường.

Cà phê Xin Chàocũng là nạn nhân

Cũng theo PGSLộc, bất cập trong nhận thức về chủ trương chính sách của nhà nước, năng lực hạn chế về trình độ vàcả lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm của cán bộ... đã cản trở hoạt động kinh doanh của các thương nhânthực thi chính sách phát triển kinh doanh, từ đógây bức xúc trong người dân và doanh nghiệp;đơn cử như vụ công ban Bình Chánh (TP.HCM) khởi tố hình sự chủ quán cà phê Xin Chào chỉ vì trễ giấy phép,càng gây tâm lý bất an cho người kinh doanh.

"Trong khi đó, điều lạ lùng là với thực phẩm gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm cho người dân thì các cơ quan chức năng lại khá thờ ơ, đổ trách nhiệm cho nhau, không ai nhận. Nếu các bộ, ngành kiên quyết vào cuộc và nâng cao trách nhiệm của người dân như thời gian gần đây, chắc chắn người dân sẽ an toàn hơn trong việc sử dụng thực phẩm", ông Lộc bức xúc.

Đồng quan điểm với ông Lộc, TS. Nguyễn Thị Thanh Hiếu cũng nhận định bất cập trong vấn đề chính sách đã tạo ra ảnh hưởng lớn tới môi trường kinh doanh trong thị trường bán lẻ.

Từ đó, bà khuyến nghịnhà nước cần phải nâng cao năng lực tổ chức thực thi chính sách phát triển thị trường bán lẻ tại cơ quan bộ, ngành và các địa phương; nâng cao chất lượng các chính sách và pháp luật ban hành như: hoàn thiện thể chế, xây dựng cơ sở hạ tầng và đào tạo nhân lực, nếu làm được điều đó thì việc hoàn thiện thể chế kinh tế nói chung và hoàn thiện môi trường kinh doanh nói riêng sẽ được cải thiện đáng kể.

"Bên cạnh đó, cũng cần có chính sách huy động mọi người tham gia kinh doanh, có chính sách phát triển kinh tế tư nhân mà trước hết là doanh nghiệp vừa và nhỏ, không được đối xử bất bình đẳng với những doanh nghiệp này...", TS Hiếu đề xuất.

Tuyết Nhung

Ảnh: Một dự án củaFormosa (minh họa)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
17 phút trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bất cập trong chính sách dẫn tới ưu đãi 'quá đáng' cho Formosa