Sáng nay 29.7, Tổng cục thống kê Nhà nước vừa công bố số liệu về tình hình sản xuất của TP.HCM và các tỉnh phía nam trong tháng 7 và 7 tháng đầu năm.

Bất ngờ với chỉ số sản xuất của TP.HCM và các tỉnh phía Nam trong thời gian dịch COVID-19

Tú Viên | 29/07/2021, 10:45

Sáng nay 29.7, Tổng cục thống kê Nhà nước vừa công bố số liệu về tình hình sản xuất của TP.HCM và các tỉnh phía nam trong tháng 7 và 7 tháng đầu năm.

Cụ thể, chỉ số sản xuất tháng 7.2021 so với cùng kỳ năm trước của 19 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ở phía Nam thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg để phòng chống dịch COVID-19 như sau:

7 địa phương có chỉ số IIP (khối lượng sản phẩm công nghiệp) tháng 7 giảm và 12 địa phương tăng. Cụ thể, TP.HCM giảm 19,4%; Long An giảm 14,6%; Cà Mau giảm 13,7%; Đồng Tháp giảm 5,7%; Trà Vinh giảm 5,3%; Bà Rịa – Vũng Tàu giảm 1,9%; Bến Tre giảm 0,2%.

Tuy nhiên, một số địa phương có chỉ số IIP tăng do một số Khu công nghiệp quyết tâm không để đứt gãy chuỗi cung ứng, đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch bệnh với phương án 3 tại chỗ nên được phép hoạt động để tiếp tục thực hiện các đơn hàng sản xuất đã ký kết hợp đồng trước đó: Bạc Liêu tăng 13,7% do sản xuất điện tăng 137,6% (bổ sung Nhà máy điện gió Đông Hải 1 hòa lưới điện tháng 2/2021, Nhà máy điện gió Công Lý, Nhà máy điện gió Hòa Bình hòa lưới điện tháng 3.2021); Bình Phước tăng 12,2% do sản xuất, chế biến thực phẩm tăng 29,5%; Hậu Giang tăng 10,1% do sản xuất chế biến thực phẩm tăng 3,3%; sản xuất da và các sản phẩm liên quan tăng 27,2%; sản xuất đồ uống tăng 76,4%; Kiên Giang tăng 8,8% do sản xuất khoáng phi kim loại khác tăng 6,5%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 69,5%; sản xuất điện tăng 14%; Cần Thơ tăng 8,1% do sản xuất chế biến thực phẩm tăng 20,2%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 42,7%; sản xuất thuốc lá tăng 3,9%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 30,6%; sản xuất mô tô, xe máy tăng 52%; Sóc Trăng tăng 7,6% do sản xuất chế biến thực phẩm tăng 3,6%; sản xuất đồ uống tăng 67,4%; An Giang tăng 6% do ngành dệt tăng 20,2%; sản xuất trang phục tăng 0,9%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 10,1%; sản xuất khoáng phi kim loại khác tăng 14,6%.

Nếu tính từ đầu năm, chỉ số sản xuất trong 7 tháng năm 2021 của một số địa phương mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19 nhưng vẫn tăng so với cùng kỳ năm trước như: Bình Dương tăng 7,4% do ngành sản xuất giường, tủ, bàn ghế tăng 21,4%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 8,3%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 19,2%; Cần Thơ tăng 7,2% do ngành sản xuất chế biến thực phẩm tăng 7%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 82,8%; sản xuất thuốc lá tăng 17,7%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 20,3%; Đồng Nai tăng 7,1% do ngành sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 11,2%; dệt tăng 8,5%; sản xuất thiết bị điện tăng 8,5%; sản xuất giường, tủ, bàn ghế tăng 12,7%; Tiền Giang tăng 3,1% do ngành sản xuất trang phục tăng 47,7%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 15%; sản xuất thiết bị điện tăng 35,2%; Long An tăng 3% do ngành sản xuất chế biến thực phẩm tăng 4,8%; sản xuất kim loại tăng 5%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 7,3%; sản xuất thiết bị điện tăng 12,5%; sản xuất trang phục tăng 7,7%; TP.HCM tăng 2,3% do ngành sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 5,7%; dệt tăng 4,9%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 7,3%; sản xuất thiết bị điện tăng 20,7%; Đồng Tháp tăng 2,1% do ngành sản xuất chế biến thực phẩm tăng 2,2%; sản xuất trang phục tăng 32,8%…

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
2 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bất ngờ với chỉ số sản xuất của TP.HCM và các tỉnh phía Nam trong thời gian dịch COVID-19