Trong lúc chơi, bé gái 5 tuổi bất ngờ lấy viên sỏi nhét vào lỗ tai. Gia đình phát hiện liền tìm cách lấy viên sỏi ra nhưng không thể, bệnh nhân đau đớn kêu la, phải chuyển đến bệnh viện cấp cứu.
Thông tin Y học

Bé gái 5 tuổi phải nhập viện cấp cứu do nhét sỏi vào tai

Hồ Quang 17:07 08/09/2024

Trong lúc chơi, bé gái 5 tuổi bất ngờ lấy viên sỏi nhét vào lỗ tai. Gia đình phát hiện liền tìm cách lấy viên sỏi ra nhưng không thể, bệnh nhân đau đớn kêu la, phải chuyển đến bệnh viện cấp cứu.

Đang chơi đùa, bé gái 5 tuổi (quê tỉnh Tây Ninh) tò mò bất ngờ nhét một viên sỏi vào lỗ tai. Lúc này mẹ bé đứng gần đó, nhanh chóng lấy đèn pin soi vào nhưng không thấy được. Ngay sau đó, gia đình đã đưa bé đến Bệnh viện đa khoa Xuyên Á Tây Ninh để kiểm tra.

be-gai-5-tuoi-nhap-vien-cap-cuu-vi-tu-nhet-soi-vao-lo-tai-hinh-anh.png
Qua kiểm tra, các bác sĩ phát hiện viên sỏi nằm trong lỗ tai bé gái 5 tuổi - Ảnh: BVCC

Tại đây, sau khi thăm khám kỹ lưỡng, các bác sĩ tai mũi họng đã phát hiện viên sỏi nằm sâu trong tai bé, nhưng không thể lấy ra trong lúc soi nên bé được chuyển đến phòng gây mê để gây mê và xử trí.

Bác sĩ Huỳnh Đức Nhật Anh (Khoa Liên chuyên khoa) cho biết: “Với kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn, các bác sĩ đã thực hiện thủ thuật gắp viên sỏi ra ngoài, không gây tổn thương đến tai của bé. Sau khi gắp, bé đã được về nhà ngay sau đó”.

Theo bác sĩ Huỳnh Đức Nhật Anh, nhét vật lạ vào tai là điều không hiếm gặp ở trẻ nhỏ và nếu không được xử lý kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, như tổn thương tai. “Vật lạ có thể tổn thương màng nhĩ hoặc ống tai ngoài, dẫn đến giảm thính lực, hẹp ống tai ngoài hoặc nhiễm trùng tai”, bác sĩ Nhật Anh giải thích.

Ngoài ra, việc nhét vật lạ vào tai có thể gây viêm nhiễm, sưng đau và nếu không được xử lý kịp thời có thể gây hoại tử ống tai, trẻ sẽ cảm thấy rất đau đớn và khó chịu, điều này có thể ảnh hưởng đến tâm lý và sinh hoạt hằng ngày của trẻ.

Bác sĩ Nhật Anh chia sẻ, trong cuộc sống hằng ngày, trẻ em thường hiếu động và tò mò, nhưng đôi khi những hành động vô tình có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Trong thời gian qua, đã có rất nhiều trường hợp tương tự xảy ra. “Nếu phát hiện dị vật tai, không nên tự lấy ở nhà vì có thể gây thủng màng nhĩ hoặc tổn thương ống tai ngoài, cần đưa vào những cơ sở y tế có chuyên khoa tai mũi họng và đầy đủ trang thiết bị cần thiết để được kiểm tra và xử lý kịp thời”, bác sĩ Nhật Anh khuyến cáo.

Bài liên quan
Lần đầu tiên Việt Nam điều trị thành công ung thư thận có chồi bướu bằng mổ nội soi
Bằng phương pháp phẫu thuật nội soi kinh điển, các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy đã điều trị thành công cho bệnh nhân ung thư thận có chồi bướu trong tĩnh mạch chủ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
3 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bé gái 5 tuổi phải nhập viện cấp cứu do nhét sỏi vào tai