“Tôi cũng biết hoàn cảnh hộ ông Toàn khó khăn dữ lắm vì bản thân là bệnh binh với tỷ lệ 61%, vợ phải quây quần tối ngày lo cho đứa con bị nhiễm chất độc da cam nặng, rồi 2 con đi học… Nhưng ông ấy đã không làm đơn xin lại thửa đất bỏ không đó mà ngang nhiên xây dựng thì tôi phải ra quyết định xử phạt chứ sao giờ”, bà Lê Thị Thanh Minh, Chủ tịch UBND xã Đồng Thạnh, H.Gò Công Tây (Tiền Giang) nói vậy.

Bệnh binh nghèo gian nan đòi mảnh đất riêng bị chính quyền biến thành đất công

Bắc Bình | 13/06/2019, 13:43

“Tôi cũng biết hoàn cảnh hộ ông Toàn khó khăn dữ lắm vì bản thân là bệnh binh với tỷ lệ 61%, vợ phải quây quần tối ngày lo cho đứa con bị nhiễm chất độc da cam nặng, rồi 2 con đi học… Nhưng ông ấy đã không làm đơn xin lại thửa đất bỏ không đó mà ngang nhiên xây dựng thì tôi phải ra quyết định xử phạt chứ sao giờ”, bà Lê Thị Thanh Minh, Chủ tịch UBND xã Đồng Thạnh, H.Gò Công Tây (Tiền Giang) nói vậy.

Khó khăn chồng chất với bệnh binh nghèo

Rời chiến trường Campuchia với tỷlệ bệnh tật61%, ông Nguyễn Văn Toàn, 46 tuổi, ở ấp Thạnh Lạc, xã Đồng Thạnh, H.Gò Công Tây (Tiền Giang) về quê làm ruộng. Ông cưới vợ, sinh con nhưng chẳng may có 1 người con bị nhiễm chất độc da cam đến mức vô trivô giác, không thể tự chăm sóc cho mình. Suốt hơn 32 năm qua, vợ ông phải túc trực chăm sóc đứa con bệnh tật. Chi phí ăn học của 2 đứa con nhỏ và tất cả gánh nặng gia đình đổ cả vào đôi tay của người bệnh binh khiến cho gia cảnh ngày càng túng quẫn, bế tắc.

“Năm 1983, theo yêu cầucủa nhà nước, cha tôi góp hơn 10.400m2 đất vào HTX Thạnh Lạc. Đồng thời, UBND xã Đồng Thạnh còn mượn của gia đình tôi 3.200m2 đất khác để xây trụ sở của HTX. Thế nhưng, năm 1989, HTX Thạnh Lạc giải thể thì gia đình tôi chỉ nhận lại được 700m2, trong khi 2.500m2đất cho mượn còn lại bị UBND xã Đồng Thạnh giao lại cho người thâncủa Chủ tịch UBND xã lúc ấy để cất nhà ở và xây nhà máy xay xát.

Cha tôi khiếu nại liên tục gần 10 năm mới được UBND H.Gò Công Tây kết luận là UBND xã Đồng Thạnh cho thuê sai quy định, đồng thời yêu cầu đương sự tháo dỡnhà máy và đi chỗ khác ở”, ông Toàn viết trong đơn kêu cứu gửi báo chí, có đính kèm quyết định giải quyết khiếu nại lần 1 của UBND H.Gò Công Tây và lần 2 UBND tỉnh Tiền Giang vào năm 1996.

Theo sau đó, diện tích 2.500m2 đất này được chính quyền tỉnh Tiền Giang thông báo là... đất công, phi nông nghiệp, doUBND xã Đồng Thạnh quản lý, sử dụng. Tuy vậy, suốt 30 năm qua thửa đất này vẫn để hoang, cây mọc bít bùng, xung quanh là những cánh đồng lúa, thanh long mơn mởn. Và mãi cho đến nay, UBND xã Đồng Thạnh cũng chưa thể xác lập được quyền sở hữu hợp pháp vì liên tục 2 thế hệ gia đình ông Toàn có tranh chấp, xin lại quyền sử dụng như thời điểm trước và sau năm 1975 (có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).

“Tôi không hiểu sao nhà nước lấy đất nhà tôi giao cho người khác canh tác, rồi làm trụ sở và cuối cùng 2.500m2 đất mà ai cũng biếtlà đất riêng của gia đình tôi lại thành đất công. Trong khi gia cảnh tôi khốn khổ thế nào thì chính quyền địa phương biết rất rõ nhưng lại viện các lý do vô lý để không trả lại cho tôi sử dụng như lời trăn trối của cha tôi trước lúc lìa đời.

Tôi khổ quá, chỉ cất cái quán nhỏ định buôn bán kiếm thêm chút tiền thì bị UBND xã ra quyết định xử phạt 4 triệu đồng vì vi phạm sử dụng đất công, và điều vô lý trong quyết định xử phạt này là thửa đất này đang vô chủ về mặt giấy tờ kia mà?”, ông Toàn nghẹn nước mắt.

Chính quyền xã biết rõgia cảnh ông Toàn khó khăn!

Ngày 11.6, bà Lê Thị Thanh Minh, Chủ tịch UBND xã Đồng Thạnh, H.Gò Công Tây, xác nhận bà vừa ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 4 triệu đồng đối với hộ ông Nguyễn Văn Toàn vềhành vi xây dựng nhà trên thửa đất 2.500m2 thuộc quỹ đất công ở ấp Thạnh Lạc do xã quản lý.

Về nguyên nhân chưa thể xác lập quyền sở hữu đất công đối với thửa đất trên, bà Minh cho biết nguyên nhân do phía hộ ông Toàn không đồng ý ký xác nhận liền ranh. Bà Minh cho biết, thửa đất này đã bị bỏ không từ 30 năm qua.

“Tôi được luân chuyển về nhận nhiệm vụ Chủ tịch UBND xã Đồng Thạnh gần đây nhưng tôi biết thửa đất này đã có tình trạng tranh chấp suốt hơn 30 năm qua. Lúc ông Toàn bắt đầu xây dựng chúng tôi cũng có cản rồi vì theo luật thì gia đình ông phải có đơn gửi UBND xã xin được cấp chủ quyền phần đất trên mới được.

Thế nhưng, ông ấy chỉ nói là của cha mình để lại mà không chứng minh được quyền sử dụng thì UBND xã phải ra quyết định xử phạt chứ sao, đất thuộc quỹ đất công do UBND xã Đồng Thạnh quản lý mà”, bà Minh lý giải.

Cũng theo bà Thanh Minh: “Tôi biết hộ ông Toàn khó khăn dữ lắm vì bản thân là bệnh binh với tỷ lệ 61%, vợ phải quây quần tối ngày trong nhà chăm sóc cho đứa con gái bị nhiễm chất độc da cam nặng; chi phí nuôi 2 con đi học xa nhà nữa. Thửa ruộng hơn 2.000m2 mà gia đình ông đang có quyền sở hữu cũng đã thế chấp ở ngân hàng để vay vốn rồi!

Hơn 30 năm qua, vợ ông Toàn phải liên tục ở nhà chăm sóc đứa con gái bệnh tật của mình - Ảnh: Bình Dương

Vì vậy, tôi đã có hướng dẫn ông Toàn hãy làm đơn xin đất lại và chắc chắn tôi sẽ chuyển đơn ngay lập tức lên cấp có thẩm quyền để giải quyết nguyện vọng của gia đình ông. Chính quyền xã Đồng Thạnh luôn tìm mọi cách để giúp dân mình có được sự công bằng, có điều kiện để lao động, sản xuất mà vươn lên trong cuộc sống”, bà Thanh Minh khẳng định.

Cách giải quyết của UBND tỉnh Tiền Giang có hợp lý?

Tại Quyết định giải quyết khiếu nại số 1253/QĐ-UB của UBND tỉnh Tiền Giang ban hành năm 1996 đối với ông Nguyễn Văn Lòng (cha ông Nguyễn Văn Toàn) đã xác nhận thửa đất 3.200m2 làm trụ sở HTX Thạnh Lạc có nguồn gốc là của ông Nguyễn Văn Lòng.

Theo đó, năm 1978, thực hiện Chỉ thị 57 của Ban Bí thư (thường gọi là chính sách “nhường cơm sẻ áo”) chính quyền đã cắt 2.500m2 (của ông Nguyễn Văn Lòng - thửa mà ông Toàn đang tranh chấp với UBND xã Đồng Thạnh) giaocho ông Lê Văn Vững, sau đó đổi qua 2 hộ khác và cuối cùng là bà Nguyễn Thị Rúp Năm. Bà Rúp Năm sau đó trả lại cho ông Nguyễn Văn Lòng canh tác.

“Hiện nay gia đình ông Lòng chỉ có 2 nhân khẩu, canh tác 5.500m2 đất, đời sống ổn định. Những hộ nông dân trước có đất đã chỉnh sửa cho người khác nhưng hiện có ruộng bằng mức bình quân ở địa phương thì không đòi lại diện tích đất đã điều chỉnh trước kia”, Quyết định số 1253/QĐ-UB của UBND tỉnh Tiền Giang ban hành năm 1996, nêu.

Thế nhưng, ông Toàn và một số người dân sống tại khu vực này cho biết thời điểm năm 1996 gia đình ông Nguyễn Văn Lòng thực tế có đến 7 người. “Vấn đề số người trong hộ của ông Nguyễn Văn Lòng vào thời điểm năm 1996 có 2 hay 7 người sẽ đượcxác minh lại và tôi cho rằng việc đó không khó. Nếu cấp trên có yêu cầu thì UBND sẽ làm rõ”, bà Thanh Minh, khẳng định.

Bình Dương
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bệnh binh nghèo gian nan đòi mảnh đất riêng bị chính quyền biến thành đất công