Nam thanh niên 25 tuổi ở tiểu bang Nevada được xác nhận đã bị nhiễm coronavirus hai lần, đánh dấu trường hợp tái nhiễm đầu tiên tại Mỹ và là trường hợp thứ tư trên thế giới.

Bệnh nhân đầu tiên mắc COVID-19 hai lần với hai phiên bản coronavirus khác nhau

31/08/2020, 11:54

Nam thanh niên 25 tuổi ở tiểu bang Nevada được xác nhận đã bị nhiễm coronavirus hai lần, đánh dấu trường hợp tái nhiễm đầu tiên tại Mỹ và là trường hợp thứ tư trên thế giới.

Nam thanh niên 25 tuổi ở Nevada được xác định là bệnh nhân đầu tiên mắc COVID-19 hai lần với hai phiên bản coronavirus khác nhau - ảnh minh họa

Tuần trước, các nhà nghiên cứu báo cáo về trường hợp tái nhiễm của một bệnh nhân ở Hồng Kông và hai bệnh nhân tại châu Âu. Trong cả ba trường hợp này, các bệnh nhân chỉ phát triển dạng COVID-19 nhẹ hơn hoặc không có triệu chứng ở lần thứ hai, theo NBC News.

Điều đáng lo ngại là bệnh nhân 25 tuổi ở Nevada có các triệu chứng nghiêm trọng hơn trong lần thứ hai nhiễm COVID-19.

Các nhà nghiên cứu đã gửi bài báo về trường hợp của anh ta cho Tạp chí Lancet chuyên về các bệnh truyền nhiễm.

Đồng tác giả nghiên cứu, Mark Pandori, Giám đốc Phòng thí nghiệm Y tế Công cộng bang Nevada, cho biết: “Điều quan trọng cần lưu ý, rằng đây là một phát hiện kỳ ​​lạ. Nó không cung cấp bất kỳ thông tin nào cho chúng tôi về tính khái quát của hiện tượng này".

Thanh niên 25 tuổi lần đầu có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 vào giữa tháng 4.2020 sau khi anh xuất hiện các triệu chứng điển hình của bệnh như đau đầu, ho, đau họng, buồn nôn và tiêu chảy. Trong vòng 10 ngày, các triệu chứng đã hết và sau đó anh xét nghiệm âm tính với vi rút hai lần.

Đến cuối tháng 5.2020, bệnh nhân lên cơn sốt, nhức đầu, chóng mặt, ho, buồn nôn và tiêu chảy một lần nữa. Trong vòng một tuần, lượng oxy trong máu của nam thanh niên giảm xuống và anh phải nhập viện, phải thở oxy.

48 ngày sau khi xét nghiệm dương tính với COVID-19 lần đầu, anh ta lại có kết quả dương tính một lần nữa.

Các nhà nghiên cứu đã phân tích bộ gen của coronavirus từ cả hai lần anh mắc COVID-19 và phát hiện ra rằng hai loại virus này có sự khác biệt trong một số gen của chúng, do đột biến tự nhiên gây ra.

Kết quả cho thấy bệnh nhân đã bị nhiễm COVID-19 hai lần với hai phiên bản coronavirus hơi khác nhau, thay vì bị nhiễm kéo dài vì một loại vi rút duy nhất. Điều này có thể chỉ ra rằng việc mắc COVID-19 lần đầu và phục hồi không dẫn đến 100% khả năng miễn dịch bảo vệ cơ thể, theo các nhà nghiên cứu.

Vắc xin liệu có giúp người từng mắc COVID-19 chống lại sự tái nhiễm?

"Điều quan trọng cần lưu ý là tần suất của một hiện tượng như vậy không được xác định bởi một nghiên cứu điển hình. Điều đó có thể đại diện cho một sự kiện hiếm hoi", họ viết.

Các nhà nghiên cứu cho rằng rất khó để tìm thấy những trường hợp như vậy ở Mỹ và các nơi khác vì không có trình tự toàn diện của bộ gen coronavirus từ mỗi người có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19.

"Nếu tái nhiễm trong một thời gian ngắn như vậy, có thể sẽ tác động đến hiệu quả của vắc xin được phát triển để chống lại căn bệnh này. Nó cũng có thể tác động đến khả năng miễn dịch cộng đồng.

Sau khi một người hồi phục từ COVID-19, chúng tôi vẫn chưa biết khả năng miễn dịch được xây dựng bao nhiêu, nó có thể tồn tại trong bao lâu hoặc các kháng thể đóng vai trò như thế nào trong việc bảo vệ chống lại sự tái nhiễm", Mark Pandori nhận định.

Nhân Hoàng

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tưởng nhớ các vua Hùng
1 giờ trước Sự kiện
Sáng 18.4 (mùng 10 tháng 3 âm lịch), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu lãnh đạo Ðảng, Nhà nước, các bộ ngành, cơ quan trung ương, các tỉnh thành, tỉnh Phú Thọ và nhân dân về dự Lễ dâng hương tưởng nhớ các vua Hùng tại khu di tích Đền Hùng (tỉnh Phú Thọ).
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bệnh nhân đầu tiên mắc COVID-19 hai lần với hai phiên bản coronavirus khác nhau