Sáng 1.8, Bộ Y tế thông báo thêm 1 người tử vong, bệnh nhân 499 có tiền sử ung thư máu ác tính không đáp ứng hóa chất, viêm phổi nặng và bị COVID-19.

Bệnh nhân nhiễm COVID-19 số 499 tử vong vì ung thư máu

01/08/2020, 10:05

Sáng 1.8, Bộ Y tế thông báo thêm 1 người tử vong, bệnh nhân 499 có tiền sử ung thư máu ác tính không đáp ứng hóa chất, viêm phổi nặng và bị COVID-19.

Bệnh nhân thứ 3 mắc COVID-19 chết vì bệnh lý nặng

Bệnh nhân thứ 3 tử vong liên quan đến COVID-19 tại Việt Nam là bà T.T.B.T., sinh năm 1952 bị ung thư máu (leucemia) điều trị tại Khoa Nội Thần kinh Bệnh viện Đà Nẵng, ra viện 23.7.2020. Sau đó bệnh nhân có ho, sốt nên tái khám tại Bệnh viện Ung bướu. Do có dịch tể nghi ngờ nên bệnh viện đã chuyển ngay khu cách ly. Lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 cho kết quả dương tính. Bệnh nhân được chẩn đoán bạch cầu cấp dòng tủy kháng trị/Đái tháo đường/SARS-CoV-2. Biến chứng suy tủy, suy hô hấp, suy tuần hoàn. Đến 19 giờ ngày 31.07, suy hô hấp nặng hơn. Tiến hành đặt nội khí quản, thở máy, có hội chẩn trực tiếp với chuyên gia của Bộ Y tế đang có mặt tại Đà Nẵng. Đến 22h30, hội chẩn và điều trị cho kết quả thất bại. Vẫn tiếp tục thở máy, vận mạch liều cao. 04h55 phút 01.08 thì bệnh nhân ngừng tuần hoàn, hô hấp và được xác nhận tử vong.

Theo GS.TS Nguyễn Gia Bình, nguyên Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân bị ung thư giai đoạn cuối, không đáp ứng điều trị hóa chất. Đây là ca tử vong thứ 3 trong 2 ngày qua, sau bệnh nhân 437 và 428. Cả ba bệnh nhân đều là người cao tuổi và có nhiều bệnh lý nền. Hiện trong số 182 bệnh nhân đang điều trị, có 20 bệnh nhân nặng, nguy kịch, 22 bệnh nhân có tiến triển nặng lên.

PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết nhóm đối tượng có nguy cơ cao diễn biến nặng chủ yếu là nhóm người cao tuổi (trên 60), có bệnh lý nền (tiểu đường, cao huyết áp, suy thận mãn, lọc máu chu kỳ, ung thư, phổi tắc nghẽn mãn tính…) hoặc có cơ địa, thể trạng béo phì, suy kiệt…

Thứ trưởng Sơn đặc biệt lưu ý về nguy cơ "bão cytokine". "Một số người khi bị virus tấn công sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể. Hệ thống này không chỉ tấn công virus mà còn tấn công các cơ quan nội tạng, gây suy các cơ quan và làm giảm các chức năng, dẫn đến tình trạng bệnh nặng hơn, đơn cử như bệnh nhân 91 ở TP HCM giai đoạn trước". Bệnh nhân phi công người Anh đã phải trải qua 2 giai đoạn điều trị Covid-19 tại Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM và hồi sức tích cực tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Do mắc hội chứng "bão cytokine" nên hệ miễn dịch của bệnh nhân hoạt động thái quá chống lại chính cơ thể, phổi đông đặc 90%, sống phụ thuộc vào ECMO.

Theo Thứ trưởng Sơn, tại giai đoạn này, Tiểu ban Điều trị chưa ghi nhận một cách rõ ràng số người bệnh gặp “cơn bão cytokine”, tuy nhiên, đã có một số bệnh nhân có những biểu hiện, dù chưa có sự thay đổi về dấu hiệu suy cơ quan cũng như đe doạ tính mạng. Hiện, những bệnh nhân nCoV trên nền bệnh mạn tính phải sử dụng các biện pháp hỗ trợ hô hấp như ECMO, thở máy, hoặc thở oxy... Các bác sĩ đang rất lưu ý về hội chứng này, đặc biệt là nhóm nguy cơ cao khi nhiễm COVID-19.

Dạ Thảo

Bài liên quan
Sữa giả, thực phẩm giả hoành hành: Bộ Y tế chỉ đạo mở đợt cao điểm đấu tranh
Trước diễn biến phức tạp của hàng gian, hàng giả, ngày 18.5, Bộ Y tế cho biết đã chỉ đạo khẩn các địa phương mở đợt cao điểm tháng 5 đấu tranh chống sản xuất, buôn bán thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sữa giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Đặt kỳ vọng vào khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
Năm nay, kỷ niệm Ngày Khoa học và công nghệ (18.5), với điểm tựa là Nghị quyết 57, Nghị quyết 68, kỳ vọng khoa học công nghệ (KH-CN) Việt Nam bước vào một giai đoạn phát triển mới. Hơn lúc nào hết, Việt Nam có những chính sách rất đột phá để ưu tiên phát triển KH-CN trước hết và trên hết, quyết tâm thay đổi chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế, phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bệnh nhân nhiễm COVID-19 số 499 tử vong vì ung thư máu