Chiều 27.4, Bệnh viện Chợ Rẫy cho hay lần đầu tiên bệnh viện này đã đặt thành công máy tạo nhịp tim không dây, cứu được bệnh nhân mắc phải một căn bệnh tim rất nguy hiểm và bị suy thận mạn giai đoạn cuối phải lọc thận định kỳ.

Bệnh viện Chợ Rẫy đặt thành công máy tạo nhịp tim không dây

Hồ Quang | 28/04/2018, 06:55

Chiều 27.4, Bệnh viện Chợ Rẫy cho hay lần đầu tiên bệnh viện này đã đặt thành công máy tạo nhịp tim không dây, cứu được bệnh nhân mắc phải một căn bệnh tim rất nguy hiểm và bị suy thận mạn giai đoạn cuối phải lọc thận định kỳ.

Nữ bệnh nhân Nguyễn Thị B (46 tuổi, ngụ huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy trong tình trạng ngất liên tục, nhịp tim rất chậm.

Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân B. bị blocknhĩ thất độ 3gây rung thất, xoắn đỉnh, suy thận mạn giai đoạn cuối, lọc thận định kỳ. Sau khi khám và làm các xét nghiệm cấp cứu cần thiết, bệnh nhân được nhanh chóng chuyển đến phòng Lab-DSA để đặt máy tạo nhịp tim tạm thời cứu mạng sống bệnh nhân.

Trong quá trình đặt máy tạo nhịp tim tạm thời này,các bác sĩ đã gặp rất nhiều khó khăn mới có thể đưa được dây điện cực tạo nhịp vào tim do tĩnh mạch chủ trên rất hẹp.

Theo bác sĩ Nguyễn Tri Thức – Phó giám đốc Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Chợ Rẫy, để giúp bệnh nhân B. không tái phát trở lại những cơn ngất xỉu phải đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn. Tuy nhiên mạch máu bệnh nhân này đã thay đổi đường đi do việc chạy thận lâu ngày nên không thể đặt được máy tạo nhịp tim vĩnh viễn có dây như trước đây.

Trước tình hình trên, Khoa Điều trị rối loạn nhịp, Bệnh viện Chợ Rẫy đã tiến hành hội chẩn từ xa với PGS-TS Sirin Apiyasawat (Phó chủ nhiệm KhoaY, Bệnh viện Ramathibodi, Thái Lan, thành viên Hội đồng Hội rối loạn nhịp Châu Á-Thái Bình Dương) đã thống nhất tiến hành đặt máy tạo nhịp tim không dây cho bệnh nhân này

“Rất may mắn nhờ có sự hỗ trợ kỹ thuật từ PGS-TS Sirin Apiyasawat và sự giúp đỡ kinh phí từ các nhà hảo tâm, các bác sĩ Khoa Điều trị rối loạn nhịp đã đặt thành công máy tạo nhịp tim không dây đầu tiên tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Ca phẫu thuật này được miễn phí hoàn toàn cho bệnh nhân”, bác sĩ Thức cho hay.

Theo bác sĩ Thức, chi phí cho máy tạo nhịp tim không dây là khá cao lên đến 390 triệu đồng. Đây là loại máy có kích thước rất nhỏ nằm toàn bộ trong buồng thất phải trong tim của bệnh nhân, được đưa vàobuồng thất phải bằng ống thông từ tĩnh mạch đùi (tránh đường đi thông thường do bệnh nhân đã bị biến dạng mạch máu). Máy có dạng hình trụ tròn, đường kính 6mm, chiều dài 2cm. Tổng trọng lượng của máy là 1 gam. Máy cho phép tạo nhịp tim cho bệnh nhân trong thời gian từ 8 đến 10 năm. Máy mới được Cục Quản lý dược phẩm thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấp duyệt năm 2017.

“Với việc đặt thành công máy tạo nhịp tim vĩnh viễn không dây này hứa hẹn mở ra một phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim chậm tiên tiến cho những trường hợp không thể tiếp cận tim thông qua tĩnh mạch chủ trên; đồng thời mang lại tính thẩm mỹ cao vì không để lại sẹo vết mổ”, bác sĩ Thức chia sẻ.

Bệnh viện Chợ Rẫy lên kế hoạch chi tiết trực 4 ngày nghỉ lễ

Bệnh viện Chợ Rẫy chỉ đạotrong 4 ngày nghỉ lễ(28, 29, 30.4 và 1.5), ngoài việc phải đảm bảo trực 4 cấp ( lãnh đạo; chuyên môn lâm sàng, cận lâm sàng, xử lý thông tin đường dây nóng; hành chính-hậu cần; bảo vệ an ninh trật tự) thì lãnh đạo các khoa lâm sàng không được ra khỏi TP.HCM.

Trong thời gian nghỉ lễ, các trưởng khoa lâm sàng phải phân công lãnh đạo khoa theo dõi sát việc khám, phân loại, tiên lượng bệnh cho tất cả các bệnh nhân đang điều trị tại khoa; cho xuất viện các trường hợp bệnh nhân ổn định, hội chẩn bệnh nhân nặng và sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân cấp cứu; giải quyết các công việc chuyên môn của khoa khi vượt khả năng của tua trực.

Bệnh viện Chợ Rẫy yêu cầu các lãnh đạo khoa được phân công không rời thành phố, sẵn sàng có mặt kịp thời khi cần thiết và thông tin liên lạc luôn giữ được thông suốt.

Ngoài ra, các trưởng khoa lâm sàng phải chuẩn bị đầy đủ phương tiện phục vụ như: oxy, máu, y dụng cụ, đồ vải, thuốc thường dùng, thuốc cấp cứu chuyên khoa..; bố trí lực lượng làm việc, trực, ứng trực đầy đủ; hỗ trợ cho khoa cấp cứu khi cần theo điều động của trực lãnh đạo hoặc ban giám đốc; chuẩn bị nhân lực hỗ trợ phòng khám thuộc chuyên khoa của mình trong trường hợp bệnh nhân đến khám tăng đột biến sau ngày nghỉ.Khoa khám bệnh phải cókế hoạch chủ động bố trí nhân lực đề phòng trường hợp bệnh nhân đến khám tăng đột biến trong những ngày lễ.

Đối với 2 đơn vị thường xuyên “nóng” trong những ngày nghĩ lễ là Khoa Cấp cứu và Đội cấp cứu ngoại viện, Bệnh viện Chợ Rẫy yêu cầu Khoa Cấp cứu phải chuẩn bị đầy đủ nhân lực, phương tiện để sẵn sàng cấp cứu nội-ngoại viện và cấp cứu thảm họa; có kế hoạch đáp ứng tình hình bệnh nhân đông đột biến trong những ngày lễ.

Riêng cấp cứu ngoại viện ở các đội cấp cứu chuyên khoa hoạt động theo hình thức đội cấp cứu của tua trực, tua sau ứng trực tua trước và sẵn sàng theo lệnh điều động của trực lãnh đạo bệnh viện, trực lãnh đạo khoa khi có tình huống khẩn cấp.Trong khi đó, các khoa có đội cấp cứu phải đảm bảo nhân lực đầy đủ, giữ thông tin liên lạc luôn được thông suốt, sẵn sàng đáp ứng kịp thời khi có lệnh điều động.

Hồ Quang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Những chuyến xe nghĩa tình mang nước sạch đến vùng hạn mặn ĐBSCL
8 giờ trước Bảo vệ môi trường
Hiện nay, Sóc Trăng, Bến Tre, Tiền Giang là những vùng bị nhiễm mặn nặng và có nhiều hộ dân đang “khát nước”. Hàng ngày, những chuyến xe hay sà lan chở nước đã được các nhà hảo tâm tổ chức chở khẩn cấp đến cứu trợ cho bà con.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bệnh viện Chợ Rẫy đặt thành công máy tạo nhịp tim không dây