Cụ bà 81 tuổi bị nguy kịch, nằm ngoài khả năng chuyên môn của Bệnh viện quận 11 (TP.HCM), nhưng nếu chuyển lên tuyến trên thì khả năng bệnh nhân tử vong trên đường. Các bác sĩ ở đây quyết định giữ lại, dùng hết khả năng có thể và đã cứu sống thành công bệnh nhân trong gang tấc.

Bệnh viên quận cứu sống ngoạn mục một cụ bà không thể chuyển viện

Hồ Quang | 14/11/2018, 14:05

Cụ bà 81 tuổi bị nguy kịch, nằm ngoài khả năng chuyên môn của Bệnh viện quận 11 (TP.HCM), nhưng nếu chuyển lên tuyến trên thì khả năng bệnh nhân tử vong trên đường. Các bác sĩ ở đây quyết định giữ lại, dùng hết khả năng có thể và đã cứu sống thành công bệnh nhân trong gang tấc.

Ngày 14.11 bác sĩ Phạm Quốc Dũng - Giám đốc Bệnh viện quận 11( TP.HCM) cho hay lần đầu tiên bệnh viện này đặt thành công kỹ thuật hiện đại máy tạo nhịp tạm thời qua lòng mạch. Nhờ đó, bệnh viện đãcứu sống một cụ bà bị nguy kịch, cùng lúc tổn thương nhiều cơ quan, tránh được nguy cơ bệnh nhân tử vong khi chuyển lên tuyến trên.

Bệnh nhân là cụ N.T.M.(81 tuổi, ngụ quận 11, TP.HCM) được chuyển đến bệnh viện trong tình trạng khó thở. Qua thăm khám, các bác sĩ xác định bệnh nhân bị hội chứng nguy kịch hô hấp cấp và suy tim mức độ nặng, đặc biệt bị rối loạn nhịp rất nguy hiểm.

Nhận định bệnh nhân rất nguy kịch, tính mạng đang đe dọa,các bác sĩ ở đây đã ngay lập tức đặt nội khí quản cho bệnh nhânvà chuyểnvào khoa hồi sức tích cựcđể thở máy.

Tuy nhiên, lúc này này tình trạng suy tim của cụ M. diễn tiến xấu dần, nhịp tim ngày càng chậm. Trước tình trạng “nghìn cân treo sợi tóc” trên, các bác sĩ quyết định đặt máy tạo nhịp tạm thời qua lòng mạch, giúp phục hồi nhịp tim, đảm bảo sự sống cho bệnh nhân.

"Ca đặt máy tạo nhịp tạm thời được thực hiện thành công. Sau mộtngày điều trị, nhịp tim của bệnh nhân hồi phục hoàn toàn, và sau 6 ngày bệnh nhân được rút máy thở, chuyển khoa trong tình trạng sức khỏe ổn định”, bác sĩ Dũng cho hay.

Bác sĩ Dũng nói rằng lúc tình trạng suy tim của cụ M. diễn tiến xấu dần, nhịp tim ngày càng chậm, các bác sĩ đã tính đến chuyển bệnh nhân lên tuyến trê, vì nằm ngoài khả năng chuyên môn. Nhưng nếu chuyển bệnh nhân lên tuyến trên lúc này thì bệnh nhân có thểtử vong trên đường đến viện.

Dó đó, bệnh viện quyết định còn nước còn tát, quyết cứu bệnh nhân bằng hết khả năng có thể, nên đã quyết định đặt máy tạo nhịp tim tạm thời qua lòng mạch.

“Máy tạo nhịp có điện cực đặt vào trong buồng tim, máy sẽ tạo xung điện qua điện cực để kích thích tạo xung điện lên tim, tạo ra nhịp tim. Đồng thời, để điều trị hội chứng nguy kịch hô hấp cấp, bệnh nhân được sử dụng thế hệ máy thở hiện đại, có thể đưa cảm biến vào trong phổi để đo đạc các thông số của phổi, giúp cho các bác sĩ đánh giá chính xác tình trạng tổn thương và đưa ra biện pháp điều trị tốt nhất. Nếu không đặt máy tạo nhịp kịp thời, nhịp tim bệnh nhân sẽ rất chậm, làm huyết áp tụt, không đủ tưới máu các cơ quan và bệnh nhân sẽ chết trong bối cảnh suy các cơ quan”, bác sĩ Dũng chia sẻ.

Theo bác sĩ Dũng, đây là trường hợp đầu tiên mà bệnh viện triển khai các kỹ thuật hiện đại để điều trị bệnh nhân nặng nguy kịch, cùng lúc tổn thương nhiều cơ quan.

Hồ Quang

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn – Bài 4: Giải pháp bền vững
8 giờ trước Bảo vệ môi trường
Để ứng phó với tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt trong mùa khô, nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL đã đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các địa phương cần nguồn vốn đầu tư lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bệnh viên quận cứu sống ngoạn mục một cụ bà không thể chuyển viện