Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho rằng Bộ Y tế chưa ban hành tiêu chí xếp hạng các bệnh viện ngoài công lập, khiến việc chi trả bảo hiểm y tế ở các bệnh viện tư ngày càng tăng lên. Đây là lý do mà quỹ bảo hiểm y tế ở nhiều địa phương liên tục bị bội chi, năm sau cao hơn năm trước và đứng trước nguy cơ vỡ quỹ.

Bệnh viện tư không chịu lên hạng, quỹ BHYT các địa phương bội chi

Hồ Quang | 05/07/2017, 06:58

Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho rằng Bộ Y tế chưa ban hành tiêu chí xếp hạng các bệnh viện ngoài công lập, khiến việc chi trả bảo hiểm y tế ở các bệnh viện tư ngày càng tăng lên. Đây là lý do mà quỹ bảo hiểm y tế ở nhiều địa phương liên tục bị bội chi, năm sau cao hơn năm trước và đứng trước nguy cơ vỡ quỹ.

Nhiều địa phương quỹ BHYT sẽ bội chi trên 1.000 tỉđồng

Có thể nói, các cơ sở y tế ngoài công lập đăng ký khám chữa bệnh bảo hiểm y tế là tiền đề góp phần giảm tải cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập cũng như tạo sự cạnh tranh công bằng, bình đẳng giữa các cơ sơ y tếcông và tư; đồng thời phát triển chuyên môn kỹ thuật nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh.

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tính đến tháng 6.2017, cả nước có 444 cơ sở y tế tư nhân tham gia bảo hiểm y tế, trong đó có 152 bệnh viện và 292 phòng khám đa khoa. Tính từ tháng 1.2017 đến 15.6.2017 thì cả bệnh viện và các phòng khámđa khoa tư nhân có số lượng khám chữa bệnh ngoại trú mỗi nơi gần 5 triệu lượt; ngoài ra bệnh viện còn có hơn 300.000lượt điều trị nội trú.

Trong đó, bảo hiểm y tế chi bình quân cho một lượt khám ngoại trú ở bệnh viện là 384.528 đồng, chi nội trú là 3.584.312 đồng; còn phòng khám đa khoa chi bình quân cho một lượt khám ngoại trú là 222.249 đồng.

Điều đáng nói, mức chi bảo hiểm y tế bình quân trên lượt khám, chữa bệnh ở cơ sở y tế ngoài công lập cao hơn cơ sở công lập. Điển hình trong quý 1/2017, mức chi bình quân nội trú ở các cơ sở y tế ngoài công lập lên đến 3.584.000 đồng/lượt, trong khi đó công lập chỉ 2.893.000 đồng/lượt; còn ngoại trú ở ngoài công lập là 385.000 đồng/lượt, công lập là 229.000 đồng/lượt.

Với mức chi bảo hiểm như hiện nay, ông Nguyễn Minh Thảo - Phó tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, cho rằng năm 2017mức chi bảo hiểm y tế cho các cơ sở y tế cảcông lập và ngoài công lập sẽ tăng ít nhất 40% so với năm 2016.

Theo ông Thảo, trong năm 2017, quỹ bảo hiểm y tế ở hầu hết các địa phương sẽ bị bội chi, đặc biệt có những địa phương sẽ bội chitrên 1.000 tỉđồng. Nhiều khả năng những địa phương như Đà Nẵng, Nghệ An, Thanh Hóa bội chi sẽ trên 1.000 tỉđồng; Hải Dương, Quảng Nam, Quảng Ninh bội chi sẽtrên 500 tỉđồng; còn An Giang, Thái Bình sẽ bội chi trên 400 tỉđồng”, ông Thảo nói.

Các bệnh viện tư không chịu lên hạng làm tăng chi trả BHYT

Theo ông Thảo, việc bảo hiểm y tế phải chi trả cho các cơ sở y tế ngoài công lập tăng cao gây bội chi quỹ bảo hiểm một phần là do Bộ Y tế chưa ban hành tiêu chí phân hạng bệnh viện. Trước đây, việc làm này giao cho các địa phương nhưng chưa có tiêu chí nên các địa phương lúng túng chẳng biết phân hạng theo cách nào. Do đó, Bảo hiểm xã hội Việt Nam buộc phải phân hạng theo dịch vụ mà bệnh viện đó thực hiện.

Theo đó, nếu bệnh viện tư nàothực hiện được trên 50% dịch vụ của bệnh viện công hạng 1 thì sẽ được xếp hạng 1; còn nếu thực hiện được trên 50% dịch vụ của bệnh viện công hạng 2 thì được xếp hạng 2 và tương tự với các bệnh viện hạng 3, 4…

Tuy nhiên, bệnh viện nào cũng không chịu lên hạng, vẫn cứ nằm hạng 3, 4 tương đương với tuyến quận, huyện mặc dù thực hiện nhiều dịch vụ kỹ thuật được phân cấp ở bệnh viện công hạng 1.

Để dẫn chứng về điều này, ông Thảo nóiBệnh viện Mắt Tây Nguyên (tỉnh Đắk Lắk) thực hiện được kỹ thuật mổ mắt Phaco (một kỹ thuật dành cho bệnh bệnh viện hạng 1) nhưng vẫn là bệnh viện hạng 3 nênđược hưởng thông tuyến khám, chữa bệnh tuyến quận.

Chính điều này khiến việc chi trả bảo hiểm y tế cho mổ mắt Phaco của Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk tăng cao. Cụ thể trong năm 2015, Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk chi cho mổ mắt Phaco ở địa phương này là 10 tỉđồng thì đến năm 2016 vừa qua lên đến 20 tỉđồng.

Ông Thảo cho rằng do chưa có tiêu chí phân hạng đối với các bệnh viện ngoài công lập nên những bệnh viện này cứ đăng ký ở hạng 3, hạng 4, hoặc không được phân hạng đểhưởng thông tuyến khám chữa bệnh tuyến quận, huyện theo Điều 32 của Luật Bảo hiểm y tế.

“Thực tế hiện nay có nhiều kỹ thuật cao nằm ở bệnh viện công lập hạng 1 mới được chi trả bảo hiểm y tế, nhưng nhiều bệnh viện tư vẫn làm được kỹ thuật này lại ở hạng 3, 4 tương đương với tuyến quận, huyện để được hưởng thông tuyến. Hơn nữa, các bệnh viện tư hiện nay giá viện phí được tính theo Thông tư 37 có cả tiền lương nên bảo hiểm y tế phải chi trả mức khá cao”, ông Thảo chia sẻ.

Bên cạnh đó, theo đánh giá của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, hiện các bệnh viện tư còn đang tồn tại một bất cập lớn về quản lý thuốc và vật tư y tế. Nhất là các bệnh viện tự tổ chức đấu thầu thường có giá trúng thầu cao hơn nhiều so với các bệnh viện công dù những mặt hàng trên so sánh được với các bệnh viện công.

Hồ Quang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
33 phút trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bệnh viện tư không chịu lên hạng, quỹ BHYT các địa phương bội chi