Bay đêm sẽ tiết kiệm về thời gian nhưng cũng có thể là ác mộng với nhiều hành khách, biến họ thành “xác sống” sáng hôm sau ngay khi bắt đầu hành trình nghỉ dưỡng hay công tác. Sau đây la vài bí quyết để bạn có thể “sống sót” khi đáp xuống sân bay vào buổi bình minh.

Bí quyết để ‘sống sót’ sau những chuyến bay đêm

15/08/2019, 11:16

Bay đêm sẽ tiết kiệm về thời gian nhưng cũng có thể là ác mộng với nhiều hành khách, biến họ thành “xác sống” sáng hôm sau ngay khi bắt đầu hành trình nghỉ dưỡng hay công tác. Sau đây la vài bí quyết để bạn có thể “sống sót” khi đáp xuống sân bay vào buổi bình minh.

Trang bị đầy đủ sẽ giúp bạn ngủ ngon trên những chuyến bay đêm. Ảnh: frantic00/iStockphoto

1. Lên kế hoạch kỹ vào ngày bay

Nếu đó là ngày cuối cùng của bạn trong hành trình, hãy tránh xếp lịch quá dày đặc, thảnh thơi thư thả ở hồ bơi, thong dong mua vài món đồ lưu niệm, hít thở bầu không khí và không gian của điểm đến trong tâm trạng từ tốn nhất có thể. Thử hỏi khách sạn có cho phép check-out trễ để có thêm thời gian nghỉ ngơi, gửi hành lý ở quầy tiếp tân để thoải mái đi chơi và tiết kiệm sức lực trong việc kéo những chiếc vali nặng hết từ con phố này qua lối đi kia.

Thay quần áo mới trước khi ra sân bay, bạn sẽ không muốn mặc nguyên bộ đồ thấm mồ hôi và khói bụi của cả ngày đường nhất là sẽ phải đi làm việc ngay sau khi hạ cánh.

2. Mặc đồ rộng rãi, thoải mái

Không nên mặc các loại quần áo quá chật và nên chọn các loại vải mềm và có thể co dãn được. Với các du khách nữ, loại áo có gắn liền với áo ngực cũng được khuyên dùng để tạo cảm giác thoải mái. Đồ lót cũng nên được lựa chọn với cùng tiêu chí mềm và thoáng. Chỉ một điều bạn nên chú ý là không nên mặc đồ ngủ để check-in và nếu thật sự muốn mặc nó, hãy thay khi máy bay đã cất cánh và thay trở lại ban đầu khi chuẩn bị hạ cánh.

3. Mặc đủ ấm

Đừng lên máy bay với hai bàn tay không và tin vào tấm chăn mỏng được chuẩn bị bởi hãng hàng không. Là một hành khách chuyên bay đêm, bạn sẽ cần có một chiếc áo khoác mỏng để đảm bảo không bị quá lạnh, một chiếc gối ngủ loại kẹp ngang cổ (nếu có thể chọn loại tốt một chút), nút bịt tai chống ồn, tấm che mắt và khẩu trang (cho những ai hay bị khô mũi và họng trong môi trường máy lạnh). Ngoài ra, nếu bạn không thuộc tuýp hay phải vào toilet thì nên tránh chỗ lối đi bởi dễ bị những chiếc xe đẩy hoặc người qua lại va chạm phải gây thức giấy.

Khoan hãy vội ép bản thân phải hoạt động thật nhiều trong ngày đầu tiên của hành trình nhất là khi vừa hạ cánh lúc sáng sớm. Ảnh: Charly Darque/Unsplash

4. Không nên ăn trừ khi bạn ở khoang hạng C trở lên

Nếu là người có nguyên tắc dành ít nhất 6 – 8g một ngày để ngủ thì hãy đừng phí phạm thời gian để cố thức chờ xe đẩy đến ghế ngồi của mình, được phục vụ, ăn và chờ khay được dọn dẹp vốn ít nhất sẽ lấy đi khoảng 1 giờ đồng hồ quý báu đặc biệt là các chuyến bay đêm khởi hành khoảng 12h và hạ cánh chỉ sau 4-5h bay. Thay vào đó, ăn trước khi ra sân bay hay ở phòng chờ, thêm một chai nước dự phòng trên tay và ngủ ngay trước khi máy bay cất cánh.

Nhưng nếu bạn bay hạng C (thương gia) hoặc cao hơn nữa hãy đừng bỏ qua cơ hội thưởng thức các món ăn được chuẩn bị khá công phu. Nhiều hãng hàng không còn đưa cả bếp trưởng lên các khoang hạng sang nên đây là cơ hội đáng “đồng tiền bát gạo” để trải nghiệm ẩm thực cao cao cấp ở độ cao 10.000m đấy.

5. Hãy uống trà, cà phê hoặc chocolate

Ở rất nhiều quốc gia, uống cà phê trở thành văn hoá hay thói quen thường nhật và hiệu quả của nó đã được chứng minh trong thời gian dài. Một ly cà phê hay trà sẽ làm đầu óc của bạn tỉnh táo khi vừa hạ cánh. Nếu không phải là “fan” của cafein, chocolate cũng là một thức uống được gợi ý. Dùng thêm chút bánh ngọt cho bữa sáng để có thêm năng lượng cho ngày dài phía trước.

6. Thông báo cho khách hàng hay khách sạn của bạn về việc hạ cánh sớm

Nếu là chuyến đi công tác hay nghỉ dưỡng, hãy chủ động thông báo cho người đi đón hoặc khách sạn nơi lưu trú về thời gian hạ cánh vào sáng sớm của bạn. Nhờ thế họ sẽ có thể chủ động đón tiếp bạn, vài khách sạn còn sẵn sàng cho khách check-in sớm nếu có phòng trống.

7. Thoải mái với bản thân

Đừng quá gò bó bản thân phải theo lịch trình kín mít ngay sau khi vừa hạ cánh sau chuyến bay đêm. Nếu là bắt đầu kì nghỉ, hãy làm nó đúng nghĩa là nghỉ ngơi bằng việc nằm dài bên bể bơi (hay bờ biển), thả mình trên ghế sofa của một quán hàng nào đó, đi spa hay thong dong dạo bộ và cuối cùng là ăn tối sớm một chút rồi đi ngủ để sẵn sàng cho một ngày thật vui đúng nghĩa phía trước.

Còn nếu bạn trở về sau kì nghỉ và phải đến công sở ngay, hãy làm cho mình bận rộn bằng hàng tá email vào buổi sáng, sắp xếp công việc hợp lý nhất để có thể về nhà đúng giờ tan tầm, ăn tối và đi ngủ luôn để lấy lại hoàn toàn “phong độ” vào hôm sau.

An Nam

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Pháp luật phải vừa quản lý chặt chẽ, vừa kiến tạo phát triển
2 giờ trước Sự kiện
Tại phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật tháng 9, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần tiếp tục đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa quản lý chặt chẽ, vừa kiến tạo phát triển, huy động tối đa các nguồn lực phát triển, tạo không gian phát triển mới; quy định, chính sách nào tốt nhất cho đất nước thì cương quyết làm.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bí quyết để ‘sống sót’ sau những chuyến bay đêm