Nhóm nghiên cứu do giáo sư Jason Goldman thuộc đại học Washington dẫn đầu báo cáo một trường hợp tái nhiễm SARS-CoV-2, nhưng là một biến thể vi rút khác.

Biến thể SARS-CoV-2 ảnh hưởng đến phát triển vắc xin

Nguyễn Cẩm Bình - 0901321282 - 060113793980 | 29/09/2020, 15:26

Nhóm nghiên cứu do giáo sư Jason Goldman thuộc đại học Washington dẫn đầu báo cáo một trường hợp tái nhiễm SARS-CoV-2, nhưng là một biến thể vi rút khác.

Trường hợp tái nhiễm là cư dân Seattle khoảng 60 tuổi, sống trong viện dưỡng lão. Vào tháng 3 bệnh nhân nằm viện gần một tháng do viêm phổi nặng -có khả năng bị lây bệnh từ một nhân viên viện dưỡng lão trở về từ Philippines. Sau khi hồi phục bệnh nhân chuyển đến cơ sở khác, đến tháng 8 lại phải nhập viện với triệu chứng ho khan và suy nhược. Kết quả xét nghiệm một lần nữa dương tính, lần này nhiễm SARS-CoV-2 biến thể D614G.

Tiến sĩ Trần Vy thuộc Học viện Quân y Trung Quốc công nhận biến thể là vấn đề cần chú ý đến. Đội ngũ của bà ngày ngày đều cập nhật dữ liệu về trình tự gen SARS-CoV-2 ở nhiều nước khác nhau, cố gắng xác định thay đổi về cấu trúc hoặc khả năng hoạt động của các biến thể (kể cả D614G).

Theo tiến sĩ Trần, ảnh hưởng của D614G đến nay vẫn chẳng đáng kể.

Giáo sư Goldman cùng đồng nghiệp ghi nhận hiện tượng tế bào miễn dịch của bệnh nhân tại Seattle mất 18 ngày mới phản ứng với đợt nhiễm trùng thứ hai -lâu hơn dự tính. Kháng thể tạo ra qua lần thứ hai phản ứng với biến thể D614G mạnh hơn so với vi rút Vũ Hán ban đầu.

“Những phát hiện trên cho thấy kháng thể phát triển kém hoặc suy yếu chống lại D614G hình thành qua đợt lây nhiễm chính tháng 3 không đủ sức bảo vệ khỏi tái nhiễm biến thể D614G tháng 7”, nhóm nghiên cứu kết luận. Tuy vậy triệu chứng ở lần hai lại ít nghiêm trọng hơn.

Trước đó trên thế giới đã xuất hiện một số ca tái nhiễm COVID-19. Tại Hồng Kông, một người đàn ông 33 tuổi mắc bệnh lần thứ hai sau hơn 4 tháng hồi phục. Bệnh nhân mắc bệnh lần đầu vào tháng 3 và sau đó được xuất viện, đến tháng 8 ông sang Tây Ban Nha, quá cảnh Luân Đôn về đặc khu thì bị xác nhận tái nhiễm. Bang Nevada (Mỹ) cũng có 1 người.

Trong hai trường hợp, các nhà khoa học đều phát hiện chủng SARS-CoV-2 lưu hành ở khu vực và thời điểm khác nhau.

Sở hữu gai protein bền hơn nên dễ lây lan hơn, D614G rất hiếm tại Trung Quốc -chỉ chiếm 2% tổng số mẫu bệnh phẩm. Đến đầu tháng 7 thì hơn 70% số mẫu thu thập trên phạm vi toàn cầu là biến thể này.

D614G lại phát triển thành hai nhóm chính, một nhóm với một đột biến (C14408T) chiếm ưu thế ở Tây Âu và nhóm còn lại với hai đột biến (C14408T, G2556T) phổ biến ở Mỹ.

Trường hợp tái nhiễm với biến thể vi rút sẽ ảnh hưởng lớn đến nỗ lực phát triển vắc xin. Hầu hết chương trình vắc xin hiện tại đều dựa trên bộ gen SARS-CoV-2 giải mã bởi đội ngũ nhà khoa học Trung Quốc vào tháng 1.

Trung Quốc đã tiêm vắc xin COVID-19 cho hàng trăm nghìn người bất chấp sản phẩm chưa hoàn thành quá trình thử nghiệm. Chưa rõ vắc xin phát triển bởi đơn vị Trung Quốc có thể giúp hạn chế nguy cơ nhiễm biến thể vi rút khác hay không.

Tập đoàn Dược phẩm Quốc gia Trung Quốc (Sinopharm) khẳng định vắc xin do họ phát triển cung cấp sự bảo vệ chắc chắn, kể cả trước biến thể D614G.

Cẩm Bình (theo SCMP)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
một giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Biến thể SARS-CoV-2 ảnh hưởng đến phát triển vắc xin