Các nhà khoa học đã phát hiện thêm các hồ ngầm có một lượng nước lỏng dồi dào ở cực nam sao Hỏa. Sự hiện diện của nước trên sao Hỏa lần đầu tiên được phát hiện vào năm 2018.

Nhiều hồ nước mặn được phát hiện gần cực nam sao Hỏa

Long Hải | 29/09/2020, 13:10

Các nhà khoa học đã phát hiện thêm các hồ ngầm có một lượng nước lỏng dồi dào ở cực nam sao Hỏa. Sự hiện diện của nước trên sao Hỏa lần đầu tiên được phát hiện vào năm 2018.

Trong nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Astronomy, các nhà khoa học đã cung cấp thêm bằng chứng về hồ nước mặn nằm dưới lớp băng, ước tính rộng khoảng 20km-30km và sâu khoảng 1,5km.

Ngoài ra, các nhà khoa học còntìm thấy ba hồ ở Ultimi Scopuli, gần cực nam của sao Hỏa. Chúng có kích cỡ khác nhau và nằm tách biệt với hồ chính. Họ tin rằng các hồ này chứa đầy nước muối hoặc nước mặn.

“Chúng tôi không chỉ xác nhận vị trí, mức độ và cường độ của các vùng có tính phản xạ cao được xác định trong nghiên cứu năm 2018mà còn tìm thấy ba khu vực mới”, giáo sư Elena Pettinelli, tác giả nghiên cứu cho biết.

Khu vực được chú thích trong ảnhcho thấy vị trí của băng nước gần bề mặt sao Hỏa - Ảnh: NASA

Vào năm 2018, các nhà khoa học đã phát hiện một hồ nước dạng lỏng phía dưới lớp băng ở cực nam sao Hỏa. Bằng chứng về hồ nước được tìm thấy thông qua hệ thống radar Marsis trên tàu vũ trụ Mars Express của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA).

“Kết quả nghiên cứu mới củng cố thêm về việc phát hiện hồ nước dạng lỏng trên sao Hỏanăm 2018 và chỉ ra sự hiện diện của các khu vực ẩm ướt khác gần đó”, giáo sư Pettinelli giải thích.

Làm thế nào mà nước vẫn ở dạng lỏng trong các hồ này là một câu hỏi lớn khi nhiệt độ của chúng dự kiến ​vào khoảng -68 độ C. Trên Trái đất, các hồ dưới băng ở Nam Cực vẫn ở dạng lỏng nhờ áp suất từ ​​băng ở trên cao. Để nước ở trạng thái lỏng dưới nhiệt độ băng giá của sao Hỏa, áp suất từ ​​lớp băng trên là không đủ. Các nhà nghiên cứu cho rằng chúng phải là những hồ nước mặn với nồng độ muối cao.

“Để nói rằng những kết quả mới này khiến tôi hài lòng là chưa đủ. Câu hỏi thực sự duy nhất vẫn còn bỏ ngỏ: đây có phải là bằng chứng duy nhất về nước lỏng dưới băng không? Nghiên cứu mới cho thấy phát hiện từ 2 năm trướcchỉ là bằng chứng đầu tiên về một hệ thống các khối nước lỏng lớn hơn nhiều dưới bề mặt sao Hỏa”, giáo sư Enrico Flamini từ Đại học Chieti-Pescara nói.

Việc nghiên cứu sâu hơn sẽ khó khăn với các tàu quỹ đạo hiện tại xung quanh sao Hỏa. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu tin rằng có thể có nhiều nước hơn tồn tại bên dưới lớp băng ở cực nam của hành tinh đỏ. Họ cũng nhận định các hồ nước ngầm không phải mới có mà đã ở đó trong một thời gian dài về mặt địa chất.

Vào tháng 4.2019, một nhóm các nhà nghiên cứu riêng biệt cho rằng nướclà nguyên nhân gây ra các vệt tối trên hành tinh đỏ có thể đến từ rất sâu bên dưới bề mặt. Tháng 1.2020, các nhà nghiên cứu khác nhận địnhnước trên sao Hỏa từng chứa các thành phần để hỗ trợ sự sống. Vào tháng 3 năm nay, một nhóm khác phát hiện ra sự hiện diện của các phân tử hữu cơ “phù hợp với sự sống”.

NASA vào tháng 7 đã phóngtàu thăm dò Perseverance vào không gian, bắt đầu hành trình 7 tháng đến hành tinh đỏ. Robot này có nhiệm vụ tìm kiếm dấu hiệu của sự sống trên sao Hỏa, thu thập mẫu vật và thực hiện một số nghiên cứu khác. Thiết bị này cũng sẽ khám phá khí hậu và địa chất hành tinh, đánh dấu nhiệm vụ đầu tiên thu thập và lưu giữ đá sao Hỏa.

Long Hải (theo Fox News)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kênh đào Phù Nam - Techo sẽ làm tăng tình trạng hạn mặn ở ĐBSCL
7 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 23.4, tại TP.Cần Thơ, Ủy hội Sông Mê Kông quốc tế (MRCS) tổ chức hội nghị tham vấn về đề xuất dự án kênh đào Phù Nam - Techo (Campuchia) nhằm thông tin về dự án cũng như các phản hồi, hành động của Ủy hội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhiều hồ nước mặn được phát hiện gần cực nam sao Hỏa