Triều Tiên khẳng định Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên chiến với chính phủ của ông Kim Jong-un, bằng cách kêu gọi 2 đồng minh Hàn-Nhật bao vây vùng biển Triều Tiên và cấm mọi hoạt động thương mại.

Bình Nhưỡng tố Mỹ bao vây đường biển để 'siết cổ' kinh tế Triều Tiên

Trần Trí | 09/12/2017, 14:25

Triều Tiên khẳng định Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên chiến với chính phủ của ông Kim Jong-un, bằng cách kêu gọi 2 đồng minh Hàn-Nhật bao vây vùng biển Triều Tiên và cấm mọi hoạt động thương mại.

Hãng thông tấn KCNA đăng tải một bài chỉ trích ý kiến mới đây của Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson: “Mỹ có quyền cấm lưu thông chở hàng hóa trên biển”nhằm phản ứng vụ phóng quả tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Hỏa tinh-15 sáng 29.11.

Tác giả bài báo ký tên Jong-Huon, đưa tin Mỹ lên kế hoạch tập hợp Hàn Quốc và Nhật Bản chặn tàu thủy Triều Tiên, trong khi hải quân Mỹ trấn chặn ở phía nam đảo Jeju.

Bài báo viết: “Mỹ đang âm mưu bao vây hàng hải chống lại CHDCND Triều Tiên và siết cổ nền kinh tế nước ta trong thời bình. Đây là một phần trong âm mưu bao vây chính trị-kinh tế chống lại CHDCND Triều Tiên vốn đã kéo dài từ hàng chục năm qua. Hành động ngăn chặn Triều Tiên ra biển chính là hành động khiêu chiến"

KCNA dẫn những thỏa thuận quốc tế, như Hiệp ước London về định nghĩa xâm lược 1933 và điều khoản 3 của Nghị quyết 3314 của Đại hội đồngLHQ (thông qua năm 1974) vốn đều có định nghĩa “dùng hải quân và quân đội của một quốc gia bao vây vùng biển hoặc cảng của một quốc gia khác trong thời bình thì rõ ràng là một hành động xâmlược”.

Tàu chiến Hàn Quốc phóng tên lửa nhằm chống ICBM của Triều Tiên - Ảnh: Getty Images

Theo Newsweek, hồi tháng 9, Mỹ đã thúc đẩy dùng hải quân bao vây Triều Tiên, khi bàn việc thông qua Nghị quyết 2375 của Hội đồng Bảo an LHQ (mang nội dung quốc tế tăng cường trừng phạt mạnh Triều Tiên).Nội dung cuối của nghị quyết này gồm một điều khoản kêu gọi kiểm tra các chuyến tàu thủy, và nếu tàu không cho kiểm tra thì tịch thu tàu, không cho cập cảng, hủy đăng ký cùng những trừng phạt khác.

Tuy nhiên, việc dùng vũ lực để ngăn chặn không được nhắc đến, từ sức ép của Nga và Trung Quốc.

Cho đến nay, bất chấp quốc tế kêu gọi Triều Tiên kết thúc chương trình phát triển tên lửa đạn đạo và vũ khí hạt nhân, Bình Nhưỡng nói tăng cường sức mạnh quân sự và vũ khí hạt nhân là cần thiết, đề phòng Mỹ xâm lược.

Riêng năm 2017, từ khi ông Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ, lãnh đạo Kim Jong-un đã thử bom nhiệt hạch và phóng thử quả ICBM đầu tiên.

Mỹ thường phản ứng bằng những cuộc tập trận chung rầm rộ với các đồng minh khu vực, và dọa nạt sẽ dùng vũ lực để tiêu diệt khả năng quân sự của Triều Tiên.

Dù 4 thành viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ (Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh) đều ủng hộ trừng phạt Triều Tiên, họ cũng kêu gọi ông Trump kiềm chế phô trương sức mạnh quân sự quá gần kình địch đã có vũ khí hạt nhân.

Ngày 8.12, Mỹ-Hàn vừa kết thúc cuộc tập trận không quân Vigilant Ace kéo dài 5 ngày (từ 4 đến 8.12) với 230 máy bay như oanh tạc cơ B-1B và chiến đấu cơ tàng hình F-22 Raptor tập ném bom các vị trí của Triều Tiên.

Bình Nhưỡng đã gọi đây là trò khiêu khích, đưa bán đảo Triều Tiên đến “bờ vực chiến tranh hạt nhân”. Bộ Ngoại giao Triều Tiên cũng lên tiếng phản đối cuộc tập trận chung này, nói “nguy cơ chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên là không thể tránh khỏi”, chực chờ bùng nổ.

Trung Trực (theo Newsweek)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
một giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bình Nhưỡng tố Mỹ bao vây đường biển để 'siết cổ' kinh tế Triều Tiên