Một lãnh đạo BioNTech hôm 7.11 xác nhận rằng công ty công nghệ sinh học Đức đang thảo luận với các nhà chức trách Trung Quốc về việc phê duyệt quy định với vắc xin COVID-19 cho người nước ngoài ở quốc gia châu Á sử dụng, nhưng kết quả không chắc chắn.

BioNTech lên tiếng về khả năng được Trung Quốc phê duyệt vắc xin COVID-19

Sơn Vân | 07/11/2022, 23:45

Một lãnh đạo BioNTech hôm 7.11 xác nhận rằng công ty công nghệ sinh học Đức đang thảo luận với các nhà chức trách Trung Quốc về việc phê duyệt quy định với vắc xin COVID-19 cho người nước ngoài ở quốc gia châu Á sử dụng, nhưng kết quả không chắc chắn.

"Chúng tôi đã thấy một số sự tương tác tích cực, như đã được báo cáo. Chúng tôi xác nhận rằng chúng tôi đã tham gia vào một số cuộc thảo luận, rất tích cực", Ryan Richardson, Giám đốc Chiến lược BioNTech, nói trong cuộc gọi với các nhà phân tích.

Ông nói thêm rằng còn quá sớm để dự đoán mức độ hoặc thời gian của việc phê duyệt như vậy cho người nước ngoài làm việc tại Trung Quốc.

Cổ phiếu BioNTech đã tăng hôm 4.11 sau khi Thủ tướng Đức - Olaf Scholz công bố một thỏa thuận cho phép người nước ngoài ở Trung Quốc sử dụng vắc xin COVID-19 của hãng này. Ông Scholz thúc giục Bắc Kinh cho phép tiêm vắc xin này miễn phí cho công dân Trung Quốc.

Trong chuyến thăm đầu tiên tới Trung Quốc kể từ khi trở thành Thủ tướng Đức và là chuyến đi đầu tiên của một nhà lãnh đạo G7 kể từ sau đại dịch, ông Scholz nói Trung Quốc và Đức có những cách tiếp cận khác nhau để chống lại vi rút SARS-CoV-2 nhưng có trách nhiệm chung là loại bỏ nó.

BioNTech sẽ là vắc xin COVID-19 không phải của Trung Quốc đầu tiên được sử dụng tại nước này. Lý do vì Trung Quốc vẫn khăng khăng dùng vắc xin COVID-19 sản xuất trong nước.

Ông Scholz đưa ra nhận xét nêu trên trong chuyến thăm kéo dài một ngày nhằm kiểm tra mối quan hệ giữa Trung Quốc và phương Tây sau nhiều năm gia tăng căng thẳng, với các cuộc đàm phán cũng liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine, tiếp cận thị trường qua lại và biến đổi khí hậu.

biontech-len-tieng-ve-kha-nang-duoc-trung-quoc-phe-duyet-vac-xin-covid-19.jpg
BioNTech đang thảo luận với các nhà chức trách Trung Quốc về việc phê duyệt quy định với vắc xin COVID-19 cho người nước ngoài ở nước này

BioNTech đã hợp tác về vắc xin COVID-19 với Pfizer (công ty dược phẩm khổng lồ của Mỹ) ở các khu vực bên ngoài Trung Quốc. Ngay từ năm 2020, BioNTech đã ký một thỏa thuận hợp tác song song với Shanghai Fosun Pharmaceutical nhằm mục đích cung cấp vắc xin cho Trung Quốc.

Song trong khi vắc xin COVID-19 của BioNTech đã có sẵn ở Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan, việc xem xét theo quy định với Trung Quốc vẫn chưa được hoàn tất. BioNTech nói quyết định đó là tùy thuộc vào các cơ quan quản lý Trung Quốc và không đưa ra lý do cho sự chậm trễ.

Trước đây, chưa có vắc xin COVID-19 nào do nước ngoài sản xuất khác tiếp cận được thị trường Trung Quốc.

Người phát ngôn của BioNTech nói với hãng tin Reuters rằng vắc xin COVID-19 ban đầu sẽ được nhập khẩu vào Trung Quốc, với điều kiện phải được chấp thuận theo quy định.

Hai nước nhất trí hợp tác chặt chẽ trong cuộc chiến chống đại dịch. Điều này cũng bao gồm việc phê duyệt vắc xin BioNTech cho người nước ngoài ở Trung Quốc. Tất nhiên, đây chỉ có thể là bước đầu tiên. Tôi hy vọng rằng có thể sớm mở rộng khả năng tiêm miễn phí vắc xin BioNTech cho nhóm những người đủ điều kiện", ông Scholz nói trong một cuộc họp báo cùng với Thủ tướng Trung Quốc - Lý Khắc Cường.

Thông báo này được đưa ra trong bối cảnh có tin đồn rằng Trung Quốc sẽ sớm dỡ bỏ các chính sách phong tỏa nghiêm ngặt của mình, dù chưa có thông báo chính thức về hiệu lực đó.

Chính sách Zero COVID và các biện pháp ngăn chặn SARS-CoV-2 đã giữ cho tỷ lệ tử vong và nhiễm SARS-CoV-2 của Trung Quốc ở mức thấp nhưng gây ra sự gián đoạn lớn cả trong nước cũng như thương mại toàn cầu và chuỗi cung ứng.

Trung Quốc có 9 loại vắc xin COVID-19 phát triển trong nước được phê duyệt sử dụng, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Thế nhưng chưa có vắc xin nào của Trung Quốc được cập nhật để nhắm vào biến thể Omicron, như Pfizer-BioNTech và Moderna đã tung ra mũi tăng cường ở nhiều nước phát triển.

Vào tháng 9, Moderna nói đã đàm phán với chính phủ Trung Quốc về việc cung cấp vắc xin COVID-19. Song vào thời điểm đó, hãng công nghệ sinh học Mỹ không cho biết liệu các cuộc đàm phán còn diễn ra không.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy các vắc xin được sử dụng rộng rãi nhất ở Trung Quốc có hiệu quả trong việc ngăn ngừa các trường hợp nghiêm trọng và tử vong nhưng cho thấy hiệu quả thấp hơn với biến thể Omicron.

Các vắc xin mRNA sản xuất ở Trung Quốc đang phát triển chưa được nước này phê duyệt. Tuy nhiên vào tháng 9, Indonesia cho biết đã phê duyệt sử dụng khẩn cấp vắc xin mRNA do Walvax Biotechnology Co (Trung Quốc) phát triển.

BioNTech nâng mục tiêu bán vắc xin

Hôm 7.11, công ty công nghệ sinh học của Đức cho biết đang nhắm mục tiêu bán vắc xin từ 16 đến 17 tỉ euro, so với mức 13-17 tỉ euro trước đó nhưng giảm từ 19 tỉ euro được báo cáo cho năm ngoái.

BioNTech thông báo: “Hướng dẫn cập nhật phản ánh lô hàng vắc xin lưỡng trị nhắm đến Omicron, bắt đầu vào được giao đầu tháng 9 và dự kiến ​​sẽ tiếp tục trong suốt quý 4/2022 với giá cả cao hơn và hiệu ứng ngoại tệ tích cực”.

Theo BioNTech, khoảng 300 triệu liều vắc xin nhắm Omicron đã được lập hóa đơn tính đến giữa tháng 10.2022.

Pfizer, đối tác của BioNTech, tuần trước đã nâng dự báo doanh số vắc xin COVID-19 vào năm 2022 thêm 2 tỉ USD lên 34 tỉ USD. Tuy nhiên, kết quả quý 3/2022 của BioNTech thấp hơn nhiều so với quý đầu năm khi các chiến dịch tiêm vắc xin COVID-19 ban đầu diễn ra sôi nổi. Doanh số bán hàng trong quý 3/2022 của BioNTech giảm 43% xuống 3,46 tỉ euro, trong khi lợi nhuận ròng giảm 44% xuống 1,78 tỉ euro.

BioNTech cho biết: “Đúng như dự đoán, diễn biến của đại dịch vẫn còn khó lường, dẫn đến sự biến động trong doanh thu hàng quý”.

Doanh số bán vắc xin COVID-19 của Pfizer-BioNTech giảm so với mức cao của đại dịch do nhiều quốc gia đã gần kết thúc các chiến dịch tiêm chủng chính. Cũng có những lo ngại về nhu cầu thấp với các mũi tiêm vắc xin COVID-19 tăng cường mới được cập nhật.

Bài liên quan
Moderna: Vắc xin mới nhắm Omicron vẫn có tác dụng cao sau 3 tháng
Moderna cho biết vắc xin tăng cường COVID-19 nhắm Omicron BA.1 đã tạo ra đáp ứng miễn dịch mạnh mẽ chống lại biến thể đó, với kháng thể duy trì ở mức cao trong ít nhất ba tháng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
3 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
BioNTech lên tiếng về khả năng được Trung Quốc phê duyệt vắc xin COVID-19