Công ty công nghệ sinh học BioNTech (Đức) đã phát triển một nhà máy sản xuất vắc xin làm từ các container mà họ có kế hoạch vận chuyển đến châu Phi dưới dạng bộ lắp ráp.
Hãng dược Pfizer (Mỹ) và công ty công nghệ sinh học BioNTech (Đức) cho biết đã bắt đầu thử nghiệm lâm sàng để kiểm tra phiên bản vắc xin mới được thiết kế đặc biệt nhắm vào biến thể Omicron.
Hôm 1.11.2022, WHO cho biết cần có thêm nhiều nghiên cứu để tìm hiểu xem liệu vắc xin COVID-19 hiện tại có cung cấp sự bảo vệ đầy đủ chống lại biến thể Omicron hay không, ngay cả khi các nhà sản xuất phát triển vắc xin thế hệ tiếp theo.
Hôm 29.11, BioNTech SE (Đức) cho biết đã bắt đầu nghiên cứu một loại vắc xin phù hợp với Omicron, biến thể SARS-CoV-2 mới đáng lo ngại được phát hiện ở Nam Phi.
Giám đốc điều hành BioNTech SE, công ty Đức phát triển vắc xin COVID-19 công nghệ mRNA cùng Pfizer, cho biết một công thức mới có thể sẽ cần thiết vào giữa năm 2022 để bảo vệ chống lại các biến thể vi rút SARS-CoV-2 trong tương lai.
Lô vắc xin COVID-19 đầu tiên của công ty BioNTech (đơn vị hợp tác với Pfizer phát triển vắc xin) đã đến Đài Loan vào ngày 2.9, nhờ sự hỗ trợ từ hai hãng công nghệ hàng đầu thế giới.
BioNTech cho biết việc tiêm nhắc lại vắc xin COVID-19, trong đó hơn 1 tỉ liều hiện đã được cung cấp trên toàn thế giới, là chiến lược tốt hơn so với việc điều chỉnh sản phẩm mà họ cùng phát triển với Pfizer để đối phối các biến thể mới.
BioNTech (Đức) hôm 26.7 thông báo có kế hoạch phát triển một loại vắc xin dựa trên mRNA để ngăn ngừa bệnh sốt rét. Đây là căn bệnh đe dọa đến tính mạng hàng triệu người trên thế giới mỗi năm.
Foxconn và TSMC của Đài Loan cho biết hôm 12.7 rằng họ đã đạt được thỏa thuận mua 10 triệu liều vắc xin BioNTech SE (Đức), với tổng chi phí thỏa thuận vào khoảng 350 triệu USD.
Sáng ngày 7.7 tại Sân bay Quốc tế Nội Bài, thay mặt lãnh đạo Bộ Y tế, TS Trương Quốc Cường- Thứ trưởng Bộ Y tế đã tiếp nhận lô vắc xin phòng COVID-19 Comirnaty của Pfizer/BioNtech gồm 97.110 liều.
Đức khuyến nghị rằng tất cả những người tiêm liều AstraZeneca đầu tiên nên chuyển sang một loại vắc xin khác cho mũi thứ hai. Mục đích là để tăng tốc độ và hiệu quả của việc tiêm chủng khi biến thể Delta dễ lây lan hơn đang hoành hành.
Hãng dược BioNTech (Đức) đã yêu cầu Đài Loan xóa từ "quốc gia" khỏi thông cáo báo chí về kế hoạch mua bán vắc xin COVID-19 cho hòn đảo này. Người đứng đầu cơ quan y tế Đài Loan tiết lộ thông tin này khi chỉ ra sự sụp đổ của thỏa thuận và đổ lỗi cho Trung Quốc.