Sự khởi sắc mạnh mẽ của kinh tế thế giới năm 2017 sẽ đến từ sự hồi phục tại các nền kinh tế lớn nhất châu Mỹ Latinh sau một thời gian suy thoái, sự tăng tốc mạnh mẽ của Mỹ cũng như sự ổn định của các nền kinh tế hàng đầu châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ.

Bloomberg dự báo Venezuela cải thiện tăng trưởng nhanh nhất sau khủng hoảng

Nhàn Đàm | 25/03/2017, 05:55

Sự khởi sắc mạnh mẽ của kinh tế thế giới năm 2017 sẽ đến từ sự hồi phục tại các nền kinh tế lớn nhất châu Mỹ Latinh sau một thời gian suy thoái, sự tăng tốc mạnh mẽ của Mỹ cũng như sự ổn định của các nền kinh tế hàng đầu châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ.

Có nhiều lý do để tăng thêm sự tin tưởng đối với triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm 2017 khi đà tăng trưởng đang quay trở lại và ngày càng mạnh mẽ hơn tại nhiều nền kinh tế ở nhiều khu vực trên thế giới. Nó sẽ đến từ sự bắt đầu hồi phục tại các nền kinh tế lớn nhất châu Mỹ Latinh sau một thời gian khá dài chìm trong suy thoái. Nó cũng sẽ đến từ sự tăng tốc mạnh mẽ của kinh tế Mỹ cũng như sự ổn định của các nền kinh tế lớn nhất châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ.

Theo một báo cáo phân tích về triển vọng kinh tế quy mô toàn cầu mới nhất của hãng tin Bloomberg, thì trong năm 2017 dự báo sẽ có khoảng 62 nền kinh tế cải thiện tốc độ tăng trưởng so với năm ngoái. Trong khi đó số nền kinh tế giảm sút tăng trưởng so với năm 2016 là 33.

Gần đứng đầu danh sách các nền kinh tế có mức cải thiện tăng trưởng mạnh nhất là Argentina và Brazil, 2 nền kinh tế lớn nhất Mỹ Latinh. Mức cải thiện tăng trưởng của hai quốc gia này so với năm 2016 lần lượt là 5,1% và 4,4%. Theo đó, tốc độ tăng trưởng GDP mà Argentina và Brazil có thể đạt được trong năm 2017 lần lượt là 3% và 0,8%. Lý do chủ yếu là vì trong năm 2016 cả 2 nước này đều đã có mức tăng trưởng GDP âm do những khó khăn và khủng hoảng gặp phải.

Quốc gia được kỳ vọng sẽ có mức độ cải thiện tăng trưởng lớn nhất thế giới cũng là một nước Mỹ Latinh khác,Venezuela với mức dự báo cải thiện khoảng 7,5% sau khi trải qua một cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất từ vài thập kỷ trở lại đây, khiến lạm phát tăng cao chưa từng thấy. Giá dầutăng trở lại trong vài tháng qua đang đem lại hy vọng cho Venezuela cải thiện tình hình nền kinh tế của mình. Ngoài ra, nó cũng giúp các nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu dầu như Nga hay Nigeria đạt mức tăng trưởng cao hơn trong năm 2017.

Ngoài sự hồi phục trở lại của các nền kinh tế lớn nhất Mỹ Latinh, kinh tế thế giới còn có được điểm tựa đáng kể khác trong năm 2017 là sự tăng tốc của kinh tế Mỹ. Dự báo nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ tăng trưởng khoảng 2,3% trong năm 2017 – mức cao nhất trong vài năm trở lại đây. Cùng với đó là sự duy trì ổn định của những nền kinh tế lớn nhất châu Á như Trung Quốc và Ấn Độ, khi dự báo tăng trưởng của hai nước này trong năm 2017 lần lượt là 6,5% và 6,8%. Nhật Bản cũng nhiều khả năng sẽ duy trì được mức tăng trưởng khá ổn định của mình là 1,1%. Sự ổn định và tăng tốc của các nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ là những trụ cột giúp bức tranh kinh tế toàn cầu khởi sắc hơn so với năm 2016.

Ở phía ngược lại, sẽ có khoảng 33 nền kinh tế giảm tăng trưởng so với năm 2016, bao gồm không ít các nền kinh tế lớn của thế giới. Hầu hết các nền kinh tế giảm tăng trưởng đều ở châu Âu và là thành viên của EU. Sự ra đi của Anh cùng với những bất ổn cũ tại nhiều nước EU là lý do chính khiến tăng trưởng chưa hồi phục như các nước Mỹ Latinh. Có thể kể đến các nền kinh tế của Italia, Anh, Đức…

Điều an ủi duy nhất là mức giảm chỉ ở mức tương đối thấp, lần lượt là Anh và Italia giảm 0,1%, Đức giảm 0,2%. Một số nền kinh tế lớn khác ở châu Á cũng dự báo giảm tăng trưởng trong năm 2017 như Hàn Quốc và Ả Rập Saudi cũng chỉ giảm khoảng 0,2% so với năm 2016. Trường hợp giảm tăng trưởng lớn nhất trong số các nước G20 là Mexico, dự báo giảm khoảng 0,7% do các tác động tiêu cực từ chính sách chống thâm hụt thương mại và dỡbỏ NAFTA của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Nhìn chung, kinh tế thế giới 2017 có nhiều điểm khởi sắc hơn so với năm 2016, khi tình trạng khủng hoảng trầm trọng đã chính thức chấm dứt ở nhiều nền kinh tế lớn mà điển hình là tại châu Mỹ Latinh, trong khi các nền kinh tế lớn nhất thế giới đều tăng trưởng ổn địnhvà một số sụt giảm tăng trưởngkhông đáng kể. Dự báo chung nền kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng khoảng 0,3% trong năm nay so với năm 2016. Trong tình hình tích cực hiện tại, nếu các nguy cơ hàng đầu với kinh tế thế giới được ngăn chặnmà điển hình là sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ thương mại, thì kinh tế thế giới hoàn toàn có thể kỳ vọng về một tương lai khả quan hơn trong những năm sắp tới.

Nhàn Đàm (theo Bloomberg)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Quân đội Pháp
13 giờ trước Sự kiện
Sáng 6.5 tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Quân đội Cộng hòa Pháp Sebastien Lecornu đang có chuyến thăm Việt Nam, tham dự các hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bloomberg dự báo Venezuela cải thiện tăng trưởng nhanh nhất sau khủng hoảng