Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) đang phối hợp với công an các địa phương làm rõ những hoạt động liên quan đến giao dịch, cách thức chi trả hoạt động tiền ảo Pi.

Bộ Công an điều tra hoạt động liên quan giao dịch tiền ảo Pi

P.V | 30/06/2023, 17:38

Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) đang phối hợp với công an các địa phương làm rõ những hoạt động liên quan đến giao dịch, cách thức chi trả hoạt động tiền ảo Pi.

Tại buổi họp báo thông báo tình hình, kết quả công tác 6 tháng đầu năm 2023 của Bộ Công an vào sáng 30.6, thiếu tướng Lê Xuân Minh, Phó cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao (A05) thông tin một số nội dung liên quan đến giao dịch tiền ảo Pi xuất hiện thời gian qua.

Cục phó A05 đánh giá đây là vấn đề lớn liên quan đến các hoạt động tín dụng tiền ảo xuyên biên giới trên không gian mạng mà cơ quan chức năng chưa quản lý được.

"Việc các mô hình tiền ảo như Pi hoạt động thời gian qua rất phức tạp, chưa quản lý được. Không có hoạt động kinh doanh nào có được mức lợi nhuận cao như vậy trên môi trường không gian mạng", thiếu tướng Lê Xuân Minh cho biết.

Theo ông Minh, thời gian qua có những dấu hiệu của hoạt động lôi kéo, tiền người trước trả cho người sau trong những mô hình kinh doanh theo dạng nhị phân, đa cấp. "Đối với hoạt động tiền ảo Pi, A05 đang phối hợp với công an ở các địa phương điều tra. Cụ thể thế nào, chúng tôi sẽ có trao đổi khi giải quyết xử lý các vụ liên quan", ông Minh nói.

Bên cạnh đó, A05 khuyến cáo người dân thận trọng trước hành vi lôi kéo tham gia mô hình tiền ảo có lợi nhuận cao bất thường, hoặc mô hình đa cấp. "Các hoạt động như vậy tiềm ẩn rất nhiều rủi ro", ông Minh cho biết.

bbb(1).jpeg
Cục A05 (Bộ Công an) đang phối hợp với công an các địa phương làm rõ những hoạt động liên quan đến giao dịch, cách thức chi trả hoạt động tiền ảo Pi

Pi Network ra đời đầu năm 2019 và rộ lên tại Việt Nam từ 2021. Tiền ảo này nhiều lần bị cảnh báo thiếu tính minh bạch của một dự án blockchain, thậm chí không loại trừ khả năng lừa đảo, có thể được tạo để thu thập thông tin người dùng.

Hiện nay, tại Việt Nam cũng như nhiều nước khác trên thế giới không công nhận tiền ảo là phương tiện thanh toán. Ngân hàng Nhà nước đã nhiều lần khẳng định Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam.

Mặc dù vậy, nhiều người vẫn tin vào Pi vì cho rằng họ không mất gì, dù phải đánh đổi là tài nguyên điện thoại, nguy cơ mất dữ liệu cá nhân và phải xem quảng cáo. Bên cạnh đó, một số mong chờ Pi có thể có giá nghìn USD như Bitcoin nên "không muốn mất cơ hội".

Trước đó, mạng xã hội lan truyền thông tin hơn 1.500 người tham gia buổi offline về tiền ảo Pi tại một nhà hàng ở TP.Từ Sơn, Bắc Ninh. Buổi offline được tổ chức vào ngày 25.6, với chủ đề "Việt Nam GCV 314.159$ Event" để bàn về giá cho Pi.

Để tham dự sự kiện này, người tham gia phải đặt chỗ và mua vé với giá vài trăm nghìn đồng. Ngoài ra, họ phải mua đồng phục màu tím, có in logo để mặc. Tính ra, tổng chi phí tốn gần 1 triệu đồng.

Tại sự kiện này, một số mặt hàng như xe máy, tivi, máy giặt, tủ lạnh... đã được các thành viên của ban tổ chức và những người đào Pi tiên phong mang đến để trao đổi, với mức giá 1 đồng Pi tương đương 7 tỉ đồng, tức là khoảng 314.159 USD.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyên gia nói gì về dự thảo nghị định điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu?
Chuyên gia đồng tình việc ghi nhận sản lượng điện giá 0 đồng khi chưa tính toán được toàn bộ lợi ích-chi phí và những hệ lụy của việc các hộ điện mặt trời tự sản, tự tiêu bán điện vào lưới điện quốc gia. Tuy nhiên, cần tính toán cụ thể về lợi và hại của lượng điện này.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ Công an điều tra hoạt động liên quan giao dịch tiền ảo Pi