Năm 2018 có thể nói là một năm chấn động của ngành giáo dục khi việc gian lận điểm thi của kỳ thi THPT đã khiến nhiều cán bộ ngành bị bắt và có tới tổng số 347 bài thi bị can thiệp điểm được phát hiện tại các tỉnh như Sơn La, Hà Giang và Hòa Bình.

Bộ Công an lý giải việc người thân lãnh đạo tỉnh được nâng điểm

Hải Yến | 21/04/2019, 06:44

Năm 2018 có thể nói là một năm chấn động của ngành giáo dục khi việc gian lận điểm thi của kỳ thi THPT đã khiến nhiều cán bộ ngành bị bắt và có tới tổng số 347 bài thi bị can thiệp điểm được phát hiện tại các tỉnh như Sơn La, Hà Giang và Hòa Bình.

Danh sách nâng điểm toàn con em lãnh đạo các tỉnh

Sau khi bộ GD-ĐT chấm thẩm định vì phát hiện rất nhiều bài thi THPT Quốc gia 2018 được sửa điểm, hàng loạt thí sinh ở 3 tỉnh Hà Giang, Sơn La, Hoà Bình bị phanh phui được nâng khống điểm lên cao khủng khiếp, thậm chí có thí sinh còn được nâng gần 27 điểm, từ tổng 3 môn 1 điểm lên thành 26.45 điểm.

Riêng ở Hà Giang có 330 bài thi được nâng điểm ít nhất từ 1 điểm đến 8,75 điểm với tổng số thời gian chỉnh sửa điển chỉ có 6 giây/bài thi với 114 thí sinh gian lận thi cử đã bị trả về điểm thật. Hòa Bình có 64 thí sinh gian lận, với 44 thí sinh đã được xác định cụ thể danh tính, còn 20 thí sinh vẫn chưa xác định được, trong đó có 2 thí sinh chủ động xin nghỉ, 37 thí sinh bị đuổi học, 1 thí sinh không đến nhập học và 7 thí sinh vẫn đươc tiếp tục học. Sơn La có 44 thí sinh trong đó đã đuổi học 26 thí sinh, 1 thí sinh được tiếp tục học, 17 thí sinh vẫn chưa xác định được.

Hiện nay, danh tính của các thí sinh và nghề nghiệp của cha mẹ cũng đã được công khai khắp các phương tiện truyền thông. Trong đó có 108 thí sinh từ hai tỉnh Hòa Bình và Sơn La được xác định liên quan gian lận điểm thi đã và đang bị xử lý.

Các trường khối công an đã trả 53 sinh viên được nâng điểm về 2 tỉnh này. Thế nhưng, các trường đều không tuyển bổ sung vì hiện tại đã chuẩn bị diễn ra kỳ thi THPT quốc gia 2019. Theo lý giải của thượng tá Nguyễn Mạnh Cường, Trưởng phòng Tổng hợp, Cục Đào tạo (Bộ Công an) thì việc các trường không tuyển sinh bổ sung là mỗi thí sinh khi đăng ký sơ tuyển vào các trường công an, đều được cấp một giấy chứng nhận sơ tuyển duy nhất và chỉ có giá trị tuyển sinh trong năm đó. Điều này đặc biệt quan trọng vì nếu không sử dụng quyền của mình để đăng ký vào các trường trong năm đó thì các thí sinh sẽ không được sử dụng điểm số của năm đó vào các năm tiếp theo.

Bên cạnh đấy, đại diện Bộ Công an cũng lý giải việc vì sao một số con em những cán bộ trong ngành giáo dục, công an, lãnh đạo thành phố lại được nâng điểm: "Trong các cơ quan hành chính dọc, ngang ở địa phương, các cán bộ, công chức, viên chức thường có mối quan hệ trong công tác và quen biết nhau từ quá trình công tác đó, khi có nhu cầu tiêu cực họ dễ dàng tiếp cận thông qua mối quan hệ sẵn có này để thực hiện, hoặc thông qua sự ảnh hưởng từ chức vụ của mình để nhờ vả hoặc mặc cả. Hơn nữa, chỉ có họ mới biết được kẽ hở của quy chế thi và trong giám sát thi, nên mới thông đồng để dễ dàng thực hiện hành vi vi phạm quy chế thi, vi phạm pháp luật, theo hệ thống và dễ dàng che giấu được hành vi vi phạm. Người ngoài không thể biết những kẽ hở, những thủ đoạn lợi dụng, lạm dụng chức vụ, nghề nghiệp của bộ phận trên và khó có thể biết để tiếp cận những cán bộ biến chất trong ngành giáo dục để mà xin nâng điểm cho con, em mình. Chính vì vậy, số thí sinh được nâng điểm chủ yếu nằm trong số các con, em của nhiều cán bộ có chức vụ nhất định."

Trước thực tế số lượng danh sách các thí sinh đăng ký vào các trường công an đông hơn so với các trường khác được đại diện Bộ Công an lý giải rằng khi các thí sinh trúng tuyển vào các trường công an (cũng như quân đội) đương nhiên trở thành người trong biên chế và được nhà nước bao cấp toàn bộ phí học tập, đây là lý do nhiều gia đình mong muốn các con em mình đăng ký dự thi.

Đường dây chạy điểm ở các tỉnh Hà Giang, Sơn La và Hòa Bình đã khiến dư luận chấn động với toàn bộ thí sinh được nâng điểm là con cháu lãnh đạo các tỉnh

Phụ huynh đã mặc chiếc áo quá rộng cho con mình

Theo thông tin hiện có, hàng chục thí sinh được nâng điểm bị trả về hầu hết đều là con lãnh đạo “chóp bu” của nhiều sở, ngành tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Hà Giang. Tuy nhiên khi phóng viên liên lạc để hỏi về trách nhiệm đối với cán bộ, đáng viên có dấu hiệu mua điểm sẽ xử lý thế nào thì các lãnh đạo của các tỉnh có con được nâng điểm đều từ chối trả lời, viện lý do đi công tác hoặc nói rằng bản thân không hề can thiệp vào việc nâng điểm số của con.

Theo GS. Nguyễn Minh Thuyết thì "Bố mẹ đã mặc cho con mình những chiếc áo quá rộng, nhiều học sinh đã chọn cho mình một tâm thế bắt buộc phải thành công"

Về xử lý các trường hợp các học sinh bị trượt oan do phải "nhường" cho các học sinh được nâng điểm, GS. Nguyễn Minh Thuyết cho rằng Bộ GD-ĐT nên có ý kiến chỉ đạo các trường đại học để xử lý làm sao đảm bảo công bằng.

Đưa ra giải pháp của mình để xử lý những người tham gia vào đường dây "chạy điểm" cho con em mình, Thiếu tướng Nguyễn Minh Đức, Viện trưởng Viện Khoa học Cảnh sát, Học viện Cảnh sát Nhân dân, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Quốc hội cho biết Bộ GD-ĐTnên rà soát lại quy chế thi tuyển sinh ở tất cả các khâu, đặc biệt là cơ chế giám sát quá trinh thi và chấm thi. Điều đó với mục đích là để chấn chỉnh việc thực hiện pháp luật cũng như quy chế tuyển sinh, bổ sung các chế tài đủ mạnh để xử lý nghiêm bất kỳ một hành vi vi phạm pháp luật, quy chế tuyển sinh dù là nhỏ nhất.

Các cơ quan tiến hành tố tụng cần tiếp tục mở rộng điều tra để xử lý nghiêm những hành vi nhận hối lộ và đưa hối lộ. Nếu bố mẹ, người thân của các thí sinh được nâng điểm có hành vi hối lộ những cán bộ đang bị xử lý thì phải khởi tố về tội đưa hối lộ khi đủ yếu tố cấu thành tội phạm; trường hợp không dùng tiền hay lợi ích vật chất khác mà dùng chức vụ quyền hạn yêu cầu nâng điểm thì cần xử lý về hành vi lạm dụng chức vụ quyền hạnh trong khi thi hành công vụ. "Nếu những người làm cán bộ còn không trung thực, chính trực thì không thể làm gươngcho con em mình và cho những người khác noi theo được".

Dạ Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 3: Hiến kế phát triển nghề
Để nghề sản xuất muối vượt qua khó khăn, làm tiền đề để nâng cao đời sống và có nhiều hơn những hộ khá giàu, bà con diêm dân đã mạnh dạn hiến kế để chính quyền địa phương xem xét, lựa chọn kế sách phù hợp, từng bước đưa nghề muối ở Bạc Liêu phát triển bền vững, diêm dân sống được với nghề vốn được xem là truyền thống.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ Công an lý giải việc người thân lãnh đạo tỉnh được nâng điểm