Bộ Công Thương hiện đang tiến hành lựa chọn đơn vị tư vấn có đủ năng lực và kinh nghiệm để thực hiện công việc thẩm định giá đối với Dự án đầu tư mở rộng giai đoạn 2 và của Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên.

Bộ Công Thương lên phương án xử lý dự án Gang thép Thái Nguyên

tuyetnhung | 10/12/2016, 19:58

Bộ Công Thương hiện đang tiến hành lựa chọn đơn vị tư vấn có đủ năng lực và kinh nghiệm để thực hiện công việc thẩm định giá đối với Dự án đầu tư mở rộng giai đoạn 2 và của Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên.

Để có cơ sở báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đề xuất phương án xử lý đối với Dự án đầu tư mở rộng giai đoạn 2 và phương án xử lý đối với Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên, Bộ Công Thương hiện đang tiến hành lựa chọn đơn vị tư vấn có đủ năng lực và kinh nghiệm để thực hiện công việc thẩm định giá đối với dự án và của công ty này.

Theo Bộ Công Thương, dự án đầu tư mở rộng sản xuất giai đoạn 2 - Công ty Gang thép Thái Nguyên được phê duyệt từ năm 2005 với tổng mức đầu tư là 3.843 tỉ đồng, trong đó có 45% vay VDB, 45% Vietinbank và 10% vốn tự có của Chủ đầu tư. Tuy nhiên, do sự biến động giá cả của thị trường và các cơ chế chính sách của Nhà nước, quý 1/2012 Chủ đầu tư đã rà soát lại tổng vốn đầu tư của dự án, tổng vốn đầu tư được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận với mức điều chỉnhlà 8.104 tỉ đồng và được HĐQT của Công ty cổ phần Gang thép thái Nguyên phê duyệt điều chỉnh vào tháng 4.2013.

Dự án mở rộng Nhà máy Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 được triển khai thực hiện từ năm 2007, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, các hạng mục chính của dự án vẫn chưa được hoàn thành.

Theo đó, vào ngày 10.5.2016, TISCO tiếp tục lập báo cáo kiến nghị Bộ Công Thương về các đề xuất phê duyệt điều chỉnh lần 2 tổng mức đầu tư dự án kèm theo các điều kiện ưu đãi về cơ chế tín dụng, thuế nhập khẩu, giá trị gia tăng được hoàn của tổng mức đầu tư.

Tính đến thời điểm 30.6.2016, tổng giá trị đầu tư của dự án này đã thực hiện đạt 4.539,7 tỉ đồng. Con số này chiếm tới 98% tổng giá trị xây dựng cơ bản dở dang của TISCO. So với thời điểm đầu năm, giá trị xây dựng cơ bản dở dang của dự án này tăng thêm 101,6 tỉ đồng.

Tại thời điểm này, TISCO đang trong “thế kẹt” giữa việc tiếp tục hay buông bỏ dự án khi số tiền giải ngân đã quá lớn. Trao đổi với báo chí về vấn đề này, ông Hoàng Ngọc Diệp, Tổng giám đốc TISCO cho biết, có hai lối thoát có thể lựa chọn là đầu tư tiếp, khi dự án hoạt động tốt nhà nước mới thoái vốn cho tư nhân làm, hoặc Nhà nước bán toàn bộ công ty, để tư nhân nắm quyền chi phối thì mới có thể thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư bên ngoài.

Trong trường hợp đầu tư tiếp thì phải có cơ chế ưu đãi để giảm vốn, đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo hiệu quả dự án cao nhất, bởi nếu chậm một ngày giá cả sẽ tăng và máy móc đã nhập về sẽ hư hỏng thêm. Khi thực hiện phải công khai, minh bạch để các cơ quan và xã hội cùng giám sát.

Theo lãnh đạo TISCO, đầu tư tiếp sẽ có cơ hội thu hồi số vốn đã giải ngân hơn 4.500 tỉ đồng nhưng nhà máy phải cơ cấu lại lao động còn khoảng 3.500 người để giảm giá thành sản phẩm. Nếu không có ưu đãi tổng vốn đầu tư dự án phải trên 9.500 tỉ đồng, không chỉ dự án không hiệu quả, công ty cũng chết theo.

Tuy nhiên, hy vọng được hỗ trợ đầu tư tiếp của lãnh đạo TISCO đã bị “dập tắt” không lâu sau đó khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tuyên bố thẳng rằng: “Chính phủ không thể tiếp tục ném tiền vào Gang thép Thái nguyên, như thế chẳng khác gì ném tiền vào lửa”.

Trong tháng 5, Thường trực Chính phủ đã dành riêng một cuộc họp về vấn đề này. Sau phiên họp trên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo giao Bộ Công Thương thành lập tổ công tác, thuê tư vấn độc lập để đánh giá toàn diện dự án và đưa ra phương án xử lý theo 3 hướng: bán dự án, bán Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên hoặc kêu gọi doanh nghiệp góp vốn đầu tư.

Thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hiện Bộ Công Thương đang tiến hành lựa chọn đơn vị tư vấn để thực hiện công việc thẩm định giá đối với Dự án đầu tư mở rộng giai đoạn 2 và của Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên.

Tuyết Nhung

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
9 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ Công Thương lên phương án xử lý dự án Gang thép Thái Nguyên