Theo PGS-TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính), tình trạng quan hệ thân hữu là biểu hiện của lợi ích nhóm, tham nhũng. Thực chất là các doanh nghiệp và quan chức bắt tay nhau để chia sẻ các dự án, ưu đãi hoặc ban hành những chính sách có lợi cho nhóm doanh nghiệp nào đó mà số đông doanh nghiệp không tiếp cận được.

Quan hệ thân hữu khiến các doanh nghiệp nhỏ không thể lớn được

Trí Lâm | 08/12/2016, 12:17

Theo PGS-TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính), tình trạng quan hệ thân hữu là biểu hiện của lợi ích nhóm, tham nhũng. Thực chất là các doanh nghiệp và quan chức bắt tay nhau để chia sẻ các dự án, ưu đãi hoặc ban hành những chính sách có lợi cho nhóm doanh nghiệp nào đó mà số đông doanh nghiệp không tiếp cận được.

Quan hệ thân hữu bóp chết doanh nghiệpchân chính

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3, nhiệm kỳ 2016-2021 của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh tình trạng quan hệ thân hữu đang bóp chết doanh nghiệp làm ăn chân chính.

Thủ tướng yêu cầu trong công tác chỉ đạo và điều hành phải bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng, xóa bỏ cơ chế xin-cho, duyệt-cấp, lợi ích nhóm, sân sau, tham nhũng, trục lợi...

“Phải thực sự lấy kinh tế tư nhân là một động lực hết sức quan trọng cho tăng trưởng và phát triển kinh tế; xóa bỏ ngay tình trạng quan hệ thân hữu đang bóp chết việc làm ăn chân chính; xóa bỏ tư tưởng rằng nếu quan hệ tốt với chính quyền sẽ có cơ hội tiếp cận tốt hơn các tài nguyên, đất đai, thể chế và các ưu đãi ngầm” – Thủ tướng nói.

Vấn đề quan hệ thân hữu, ưu đãi ngầm trong kinh tế không phải chuyện mới. Báo cáo Việt Nam 2035 công bố cách đây không lâu đã nêu rõ mối quan hệ rất chặt chẽ giữa nhà nước và nhóm đặc lợi của khu vực tư nhân. Nhóm lợi ích đặc quyền không chỉ có ở Việt Nam, song quan hệ của nhóm này với nhà nước có kết quả kinh doanh cao bất thường.

Báo cáo chỉ ratình trạng này tạo động lực mạnh mẽ cho các quan chức lợi dụng thẩm quyền quản lý kinh tế, phân bổ tài sản của mình để trục lợi cho riêng mình và thân hữu của mình. Những lạm dụng kiểu đó sẽ làm xói mòn tính chính danh của các thiết chế nhà nước.

Theo đó, việc thiên vị các doanh nghiệp nhà nước (DNNN), hoặc doanh nghiệp khác do có quan hệ thân hữu với Nhà nước đã làm giảm khả năng của cơ quan nhà nước trong việc ban hành các quy định phù hợp với nguyên tắc quản lý kinh tế lành mạnh.

"Điều đó cũng nảy sinh tình trạng thương mại hóa thiết chế công, tạo dư địa để một số quan chức lạm dụng thẩm quyền điều tiết thị tường, thực thi pháp luật và phân bổ quyền tài sản nhằm thu lợi cho mình và thân hữu", báo cáo nhận định.

Tại buổi công bố Báo cáo Việt Nam 2035, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cũng đã nêu rõở Việt Nam không chỉ có sự phân phân biệt DNNN, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) với doanh nghiệp tư nhân trong nước, mà còn có sự phân biệt giữa doanh nghiệp thân hữu và doanh nghiệp không thân hữu.

“Doanh nghiệp thân hữu gồm 3 nhóm là DNNN, một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và một ít doanh nghiệp tư nhân lớn của Việt Nam. Còn doanh nghiệp không thân hữu chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa”, bà Lan nhấn mạnh.

Tham nhũng, lợi ích nhóm

Trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới, PGS-TS Đinh Trọng Thịnh (Học viên Tài chính) cũng cho rằngở nhiều nền kinh tế trên thế giới cũng có tình trạng này chứ không riêng gì Việt Nam. Nhưng đối với những quốc gia có tính minh bạch cao hơn, giám sát chặt chẽ hơn thì tình trạng này sẽ bị hạn chế.

Theo ông Thịnh, tình trạng dựa trên quan hệ thân hữu để kinh doanh không lành mạnh đang là vật cản lớn đối với việc xây dựng nền kinh tế công bằng, công khai, minh bạch. Điều này khiến cho các doanh nghiệp nhỏ gặp nhiều khó khăn hơn, không thể lớn lên được.

Chuyên gia Đinh Trọng Thịnhnhận định rằng đây cũng chính là một biểu hiện của lợi ích nhóm, tham nhũng bởi vì các doanh nghiệp và quan chức bắt tay nhau để chia sẻ cho nhau các dự án, ưu đãi vốn, đất đai… hoặc ban hành những chính sách có lợi cho nhóm doanh nghiệp nào đó mà số đông doanh nghiệp không tiếp cận được. Mối quan hệ này thu lợi vào túi các cá nhân, còn xã hội lại chịu thiệt hại khi làm tăng chi phí, giảm khả năng cạnh tranh.

“Điều này khiến cho những doanh nghiệp làm ăn chính đáng phải chịu rất nhiều thiệt thòi, bất công. Các doanh nghiệp thân hữu không chỉ làm xấu đi hoạt động kinh doanh mà còn xấu đi về mặt chính sách khiến cho những chỉ đạo của Nhà nước không như mục tiêu ban đầu khiến nền kinh tế không hiệu quả. Do đó, thông điệp của Thủ tướng là rất đáng ghi nhận” – ông Thịnh cho hay.

Để giải quyết tình trạng này, theo ông Thịnh, phải nâng cao hơn nữa tính minh bạch, giám sát của nền kinh tế để có thể tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, cạnh tranh minh bạch, làm tăng lòng tin của giới kinh doanh với chính sách của Nhà nước, để các chính sách của Nhà nước có hiệu quả thực tế.

“Phải chú trọng cải thiện chất lượng giải trình, xử lý mạnh trách nhiệm cá nhân trong các vụ việc sai phạm” – ông Thịnh nói.

Tuy nhiên, ông Thịnh cũng cho rằng cần sự quyết tâm mạnh mẽ và có biện pháp cứng rắn của người đứng đầu bởi vì quan hệ thân hữu chính là những người có tiền, có quyền bắt tay nhau, việc xử lý những đối tượng này hết sức khó khăn.

Trả lời báo điện tử Chính phủ, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh nhận định rằngmột số doanh nghiệp có thể lớn mạnh, nhưng quan hệ thân hữu dẫn tới cạnh tranh không bình đẳng, không lành mạnh, bóp méođộng lực của các doanh nghiệp khác. Thay vì tập trung đầu tư cho khoa học công nghệ, nâng cao năng suất, thì doanh nghiệp thân hữu lại đầu tư nhiều cho các mối quan hệ với các quan chức, cho việc “đút lót”. Một doanh nghiệp dựa trên quan hệ thân hữu trong nước không thể cạnh tranh quốc tế được.

“Thực tế, ta thấy có những “đại gia” ở Việt Nam không hề đột phá gì về khoa họccông nghệ, không có phát minh hay sáng chế gì nhưng lại có thể “tay không bắt giặc”. Họ cũng không có năng lực kinh doanh gì đặc biệt, nhưng lại được, ví dụ, cho phép xây dựng một con đường cao tốc, họ cũng không làm gì cả mà bán lại ngay cho người khác và ăn chêch lệch ngay hàng nghìn tỉ đồng” – ông Doanh nói.

“Quan hệ thân hữu cũng có thể len lỏi vào những điều luật, thông tư, quy định và gây ra bất bình đẳng với các doanh nghiệp nhỏ khác. Nên nhiều doanh nghiệp của Việt Nam cứ nhỏ mãi, không lớn lên được, một số thậm chí không muốn lớn lên” – ông Doanh cho hay.

Hoàng Long

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
4 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quan hệ thân hữu khiến các doanh nghiệp nhỏ không thể lớn được