Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đề xuất phía Nhật Bản phối hợp trong việc nghiên cứu kết nối sản xuất và tiêu dùng trong các khu công nghiệp, khu kinh tế để hình thành "bản đồ" ngành Công nghiệp hỗ trợ cho sự phát triển công nghiệp tại Việt Nam.

Bộ Công Thương muốn Nhật Bản vẽ 'bản đồ' ngành công nghiệp hỗ trợ cho Việt Nam

tuyetnhung | 01/07/2018, 06:53

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đề xuất phía Nhật Bản phối hợp trong việc nghiên cứu kết nối sản xuất và tiêu dùng trong các khu công nghiệp, khu kinh tế để hình thành "bản đồ" ngành Công nghiệp hỗ trợ cho sự phát triển công nghiệp tại Việt Nam.

Trong khuôn khổ tham dự Hội nghị Bộ trưởng RCEP từ ngày 29.6 đến ngày 2.7, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã có buổi hội đàm với Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) Hiroshige Seko.

Tại buổi hội đàm, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đề xuất đối với lĩnh vực công nghiệp, Nhật Bản sẽ hỗ trợ kinh nghiệm, tư vấn kỹ thuật để Việt Nam xây dựng Luật Phát triển Công nghiệp hỗ trợ; phối hợp với Bộ Công Thương tiến hành nghiên cứu kết nối sản xuất và tiêu dùng trong các khu công nghiệp, khu kinh tế để hình thành "bản đồ" ngành Công nghiệp hỗ trợ cho sự phát triển công nghiệp Việt Nam.

Mục tiêu của chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Namlà sản xuất các sản phẩm phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu, tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu. Đến năm 2020, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đáp ứng khoảng 45% nhu cầu cho sản xuất nội địa, đến năm 2025, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đáp ứng được 65% nhu cầu cho sản xuất nội địa.

Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020 sẽ tập trung kết nối, hỗ trợ doanh nghiệpcông nghiệp hỗ trợ trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho khách hàng ở trong và ngoài nước; xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ; hỗ trợ doanh nghiệpáp dụng hệ thống quản lý đáp ứng yêu cầu của các chuỗi sản xuất toàn cầu trong quản trị doanh nghiệp, quản trị sản xuất; đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của các ngành sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; nghiên cứu phát triển, ứng dụng chuyển giao và đổi mới công nghệ trong sản xuất thử nghiệm linh kiện, phụ tùng, nguyên liệu và vật liệu.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh hội đàm vớiBộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) Hiroshige Seko - Ảnh: MOIT

Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng đề xuất phía Nhật Bản hỗ trợ trong việc đào tạo tư vấn, nâng cao nguồn lực theo mô hình KOSEN của Nhật; Xây dựng Trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp (IDC) trực thuộc Bộ Công Thương theo mô hình Trung tâm máy móc dùng chung của Nhật Bản; Hỗ trợ Việt Nam Gói tín dụng riêng để phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam với lãi suất phù hợp theo hình thức tín dụng 2 bước (tập trung vào 6 ngành ưu tiên bao gồm Dệt may da giầy, Điện tử, Sản xuất lắp ráp ô tô, Cơ khí chế tạo, các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ phục vụ các ngành công nghiệp công nghệ cao).

Đối với lĩnh vực năng lượng, trong bối cảnh ngành năng lượng Việt Nam phát triển nhanh chóng cũng như nhu cầu hợp tác đầu tư vào lĩnh vực năng lượng của các đối tác trong đó có Nhật Bản, Bộ trưởng đề nghị Bộ METI xem xét hỗ trợ: Thực thi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho một số ngành sử dụng nhiều năng lượng và tại các địa phương; Nâng cao năng lực đào tạo nguồn nhân lực dài hạn về quản lý năng lượng, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn nghiên cứu và đưa ra giải pháp về chính sách sử dụng năng lượng và tiết kiệm hiểu quả ở các lĩnh vực trọng điểm.

Đối với Hiệp định CPTPP, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh thể hiện quyết tâm hoàn thành các thủ tục phê chuẩn và cũng đề xuất Bộ METI hỗ trợ nhằm triển khai Hiệp định trong tương lai: Hỗ trợ xây dựng Cổng thông tin điện tử về Hiệp định CPTPP; Hỗ trợ tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến về Hiệp định CPTPP.

Trong ngày 29.6 vừa qua, Nhật Bản đã thông qua Luật liên quan đến CPTTP, sắp tới sẽ sửa đổi một số quy định và sau đó thông báo kết quả với New Zealand. Bộ trưởng Motegi cho biết phê chuẩn Hiệp định CPTTP của Nhật Bản sẽ sớm hoàn thiện các thủ tục cần thiết trong nước để đi vào thực thi.

Tuyết Nhung

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ Công Thương muốn Nhật Bản vẽ 'bản đồ' ngành công nghiệp hỗ trợ cho Việt Nam