Mới đây, Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội tổ chức phiên họp giải trình về việc thực hiện chính sách, pháp luật trong tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giáo viên và tổ chức kỳ thi THPT quốc gia.

Bộ GD-ĐT giải trình về việc sử dụng giáo viên và tổ chức kỳ thi THPT quốc gia

Hải Yến | 25/09/2018, 09:23

Mới đây, Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội tổ chức phiên họp giải trình về việc thực hiện chính sách, pháp luật trong tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giáo viên và tổ chức kỳ thi THPT quốc gia.

Thừa, thiếu giáo viên, Bộ GD-ĐT không phải là đơn vị chủ trì

Trực tiếp giải trình về vấn đề liên quan đến thực hiện chính sách trong tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giáo viên, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ thừa nhận vấn đề tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giáo viên cần tiếp tục làm tốt hơn. Đại diện Bộ GD-ĐT cho biết, nguyên nhân của tồn tại này là do việc biến động về quy mô trường/lớp hoặc do tăng dân số cơ học (tăng trưởng nóng) tại các khu vực trung tâm, thành phố lớn, khu công nghiệp dẫn tới việc thừa/thiếu cục bộ tại một số địa phương, khu vực.

Đối với mầm non, việc huy động trẻ ra lớp tăng cao, tốc độ nhanh do nhu cầu, cũng như việc thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi. Tổng biên chế của các tỉnh có xu hướng giảm (do thực hiện tinh giản biên chế), do đó không còn biên chế để tuyển giáo viên cho các cấp học, đặc biệt là cấp học mầm non; do số lượng trẻ em sinh vào năm Nhâm Thìn tăng vọt so với các năm trước (toàn quốc có 11 tỉnh tăng trưởng “nóng” quy mô học sinh)...

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định Bộ không phải là đơn vị chủ trì đầu mối trong tuyển dụng giáo viên nên không chủ động được việc điều tiết số lượng giáo viên, cơ cấu giáo viên từng bộ môn, hay giải quyết vấn đề thừa, thiếu giáo viên. Bộ vẫn giữ quan điểm cần có quy định riêng đối với tuyển dụng, sử dụng giáo viên. Bộ Nội vụ cũng nêu quan điểm, việc thừa, thiếu giáo viên cục bộ này là trách nhiệm của địa phương vì Bộ Nội vụ chỉ có trách nhiệm hướng dẫn về phương pháp thực hiện.

Để khắc phục kịp thời tình trạng thiếu giáo viên ở các địa phương trong năm học 2018-2019, đại diện Bộ GD-ĐT cho biết sẽ tiếp tục chỉ đạo các địa phương rà soát hiện trạng giáo viên theo từng môn học, cấp học gắn với quy hoạch, cơ cấu lại hệ thống các cơ sở giáo dục để sắp xếp, bố trí, sử dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên hiện có và thực hiện chính sách tinh giản biên chế, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tuyển dụng, sử dụng giáo viên. Đồng thời, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện việc tuyển dụng, bố trí, sử dụng đội ngũ và tinh giản biên chế, tránh để xảy ratình trạng thừa, thiếu giáo viên.

Kỳ thi THPT quốc gia sẽ đánh giá chất lượng dạy và học tại các trường

Riêng về vấn đề báo cáo kết quả khảo sát về kỳ thi THPT quốc gia thì năm 2018 đã tạo được khá nhiều sự thuận lợi cho người thi và gia đình các thí sinh. Đề thi đóng vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt kỳ thi THPT ở quy mô toàn quốc và khi kết quả kỳ thi phục vụ đồng thời hai mục tiêu là tốt nghiệp và xét tuyển sinh đại học, cao đẳng.

Phát biểu tại phiên giải trình, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, qua sự tham khảo, học hỏi nhiều quốc gia trên thế giới, Bộ GD-ĐT sẽ có nhiều hướng đổi mới đối với kì thi năm tới. Chất lượng của đề thi tiếp tục được hoàn thiện, tăng cường số lượng câu hỏi chuẩn hóa, mức độ cân đối của đề thi, bám sát với chuẩn kiến thức trong bậc THPT. Trên cơ sở đó, các trường ĐH,CĐ sử dụng điểm xét tuyển thí sinh vào trường. Bộ GD-ĐT vẫn bảo lưu quan điểm duy trì kỳthi THPT quốc gia, nhưng cải thiện, chú trọng yêu cầu về mặt lượng kiến thức thực sự được tiếp thu của học sinh trong bậc học THPT.

Việc đổi mới kỳthi THPT quốc gia là cả một quá trình cải tiến, không phải mỗi năm một kiểu thi khác nhau. 3 năm gần đây, cách thức tổ chức thi vẫn được giữ nguyên, chỉ có sự điều chỉnh ở nhiều khâu trong cả quá trình tổng thể. “Cho nên tới đây, cách tiếp cận của đề thi không phục vụ mục tiêu kỳthi "2 trong 1" như mọi người đề xuất,mà chính làphục vụ đánh giá thực chất chất lượng dạy và học tại các trường THPT. Thực hiện tốt được kỳthi này, chất lượng giáo dục phổ thông sẽ tốt lên”, Bộ trưởng Nhạ cho hay.

Trước băn khoăn về nguyên nhân tỷlệ tốt nghiệp THPT cao, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng thời gian qua, điểm học bạ gần như là "phao cứu sinh" để nâng cao tỷlệ tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, ông cho biết sẽ từng bước tiến tới chỉ đánh giá quá trình thông qua điểm học bạ ở một mức độ nhất định để kỳ thi thực chất hơn. "Nếu giao cho các tỉnh tổ chức kỳ thi THPT thì bệnh thành tích sẽ còn kéo dài và như vậy tốt nghiệp sẽ gần như toàn bộ. Bộ bảo lưu cần phải tổ chức kỳ thi THPT quốc gia nhưng phải cải tiến để sát với mục tiêu”,Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định.

Dạ Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Trung ương Đảng đồng ý cho ông Vương Đình Huệ thôi các chức vụ
5 giờ trước Theo dòng thời sự
Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ: Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ GD-ĐT giải trình về việc sử dụng giáo viên và tổ chức kỳ thi THPT quốc gia