Bộ GD-ĐT cho biết nếu cho phép học sinh sử dụng điện thoại di động hỗ trợ học tập thì phải thiết kế bài dạy sao cho, không yêu cầu tất cả học sinh phải có điện thoại.

Bộ GD-ĐT khẳng định không bắt buộc tất cả học sinh phải có điện thoại

Dạ Thảo | 22/12/2020, 14:33

Bộ GD-ĐT cho biết nếu cho phép học sinh sử dụng điện thoại di động hỗ trợ học tập thì phải thiết kế bài dạy sao cho, không yêu cầu tất cả học sinh phải có điện thoại.

Quy định trên vừa được đưa ra ở mục "kế hoạch giáo dục của giáo viên", tại hướng dẫn xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường vừa được Bộ GD-ĐT ban hành.

Theo đó, không bắt buộc học sinh phải trang bị điện thoại di động để phục vụ học tập. Căn cứ vào kế hoạch dạy học các môn học của tổ chuyên môn, giáo viên được phân công dạy học môn học ở các khối lớp xây dựng kế hoạch giáo dục của giáo viên trong năm học, xây dựng các kế hoạch bài dạy để tổ chức dạy học. Việc cho phép học sinh sử dụng điện thoại di động trong lớp học để hỗ trợ hoạt động học do giáo viên trực tiếp giảng dạy môn học quyết định.

Về quy định học sinh được sử dụng điện thoại phục vụ học tập, trước đó, ngày 18.9, Bộ GD-ĐT công bố thông tư 32/2020- TT BGDĐT, thay thế cho thông tư 12/2011/TT-BGDĐT ban hành năm 2011. So với thông tư cũ, thông tư mới bỏ quy định cấm học sinh sử dụng điện thoại di động trong giờ học. Học sinh sẽ được sử dụng điện thoại di động nếu phục vụ cho việc học tập và được giáo viên cho phép.

a2qyxi_20200918165646.jpg
Bộ GD-ĐT yêu cầu không bắt buộc tất cả học sinh phải có điện thoại di động

Tại Nghị quyết 178/NQ-CP, phiên họp chính phủ thường kỳ tháng 11.2020, Chính phủ yêu cầu, Bộ GD-ĐT chủ trì, phối hợp với Bộ thông tin và truyền thông và các địa phương hướng dẫn phù hợp việc sử dụng điện thoại di động và các thiết bị công nghệ phục vụ học tập với học sinh, bảo đảm sử dụng đúng mục đích, hiệu quả, thiết thực.

Cũng theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, các trường cần tổ chức xây dựng và ban hành kế hoạch thời gian thực hiện chương trình của từng môn học bảo đảm tổng số tiết/năm học quy định trong chương trình, tuyệt đối không được gây áp lực cho học sinh.

Ở các môn học lựa chọn và chuyên đề học tập lựa chọn ở cấp THPT, Bộ GD-ĐT hướng dẫn nhà trường xây dựng một số tổ hợp gồm 5 môn học được chọn từ 3 nhóm môn học lựa chọn trong chương trình (mỗi nhóm chọn ít nhất 1 môn học) và xây dựng một số tổ hợp 3 cụm chuyên đề của 3 môn học trong chương trình phù hợp với khả năng tổ chức của nhà trường.

Xây dựng phương án tổ chức cho học sinh đăng ký lựa chọn và tổ chức thực hiện sao cho vừa đáp ứng nhu cầu của học sinh vừa bảo đảm phù hợp với điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường. Trong đó, chú trọng đánh giá bằng nhận xét quá trình và kết quả thực hiện của học sinh theo yêu cầu của câu hỏi, bài tập, bài thực hành đã được giao cho học sinh trước đó.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
6 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ GD-ĐT khẳng định không bắt buộc tất cả học sinh phải có điện thoại