Tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 1.3, trả lời báo chí về quan điểm khác nhau giữa tư vấn Pháp và nhóm nghiên cứu của TP.HCM về quy hoạch mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, ông Nguyễn Ngọc Đông, Thứ trưởng Bộ GTVT cho hay hệ thống sân bay đã có quy hoạch và việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất cần phải đặt trong bối cảnh phát triển chung.

Bộ GTVT sẽ lắng nghe ý kiến nhóm tư vấn của TP.HCM về mở rộng sân bay TSN

Trí Lâm | 01/03/2018, 20:22

Tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 1.3, trả lời báo chí về quan điểm khác nhau giữa tư vấn Pháp và nhóm nghiên cứu của TP.HCM về quy hoạch mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, ông Nguyễn Ngọc Đông, Thứ trưởng Bộ GTVT cho hay hệ thống sân bay đã có quy hoạch và việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất cần phải đặt trong bối cảnh phát triển chung.

Thứ trưởng Đông cho biết, theo lộ trình đến năm 2025 đưa sân bay Long Thành vào khai thácnên phải chú ý tính toán đến vấn đề này. Dù vậy, khi đưa vào khai thác sân bay Long Thành không có nghĩa sân bay Tân Sơn Nhất sẽ đóng cửa, mà vẫn tiếp tục duy trì hoạt động. Do đó, cần phải cân nhắc trong vấn đề đầu tư, hiệu suất sử dụng.

Ông Đông cũng cho biết Bộ sẽ tiếp thu ý kiến của nhóm tư vấn TP.HCM trong vấn đề này. Những ý kiến phản biện Bộ rất hoàn nghênh, tiếp thu và yêu cầu tư vấn pháp làm rõ.

Theo Thứ trưởng Đông, theo tư vấn của Pháp, phương án là không xây dựng đường băng thứ 3 và phát triển thêm đường lăn, phát triển ga hàng hóa, cơ sở dịch vụ hàng không, phát triển kết nối hạ tầng, vẫn tận dụng phát triển về phía bắc, trong khi phát triển nhà ga về phía nam tổ chức sẽ hiệu quả, đảm bảo giá trị đồng tiền.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biếtThủ tướng cho phép Bộ GTVT thuê tư vấn nước ngoài đánh giá toàn diện và độc lập về các phương án quy hoạch mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất. Thời gian qua TP.HCM cũng chủ động có nhóm nghiên cứu của thành phố với tinh thần tích cực và trách nhiệm.Việc các bên tư vấn có quan điểm khác nhau là bình thường.

Trong tuần sau, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng sẽ trực tiếp nghe các báo cáo liên quan và lãnh đạo Chính phủ sẽ xem xét vấn đề theo quy định.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng vừa yêu cầu Bộ GTVT tiếp thu các ý kiến hợp lý, khoa học của Nhóm tư vấn (gồm cả các phương án do Công ty Tư vấn công trình hàng không - ADCC đề xuất), phối hợp với Tư vấn nước ngoài ADP-I hoàn thiện phương án mở rộng và lập điều chỉnh quy hoạch, báo cáo Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng trước khi báo cáo Thường trực Chính phủ xem xét, quyết định trong tháng 3.2018.

Trong quá trình thực hiện, Bộ Giao thông vận tải cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Quốc phòng, UBND TP.HCM và các cơ quan liên quan, bảo đảm phương án đề xuất phải an toàn, hiệu quả. Bộ GTVT phối hợp với UBND tỉnh Đồng Nai báo cáo Thủ tướng Chính phủ về phương án khai thác Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất với quy mô phù hợp khi Cảng hàng không quốc tế Long Thành đi vào hoạt động; đồng thời tính toán phương án xử lý sân bay Cần Thơ đã quá tải.

Trước đó, tư vấn ADPi (Pháp) đã báo cáo Bộ GTVT về phương án quy hoạch mở rộng Cảng hàng khôngquốc tế Tân Sơn Nhất.

Đáng chú ý, trong báo cáo của ông Vincent Gaubert, đại diện ADPi về kết quả nghiên cứu là việc nhómtư vấn này khuyến nghị: “Không nên xây dựng đường cảng hàng khôngmới để tăng công suất sân bayTân Sơn Nhất lên trên 50 triệu hành khách”.Lý do là nếu muốn vượt trên ngưỡng 50 triệu khách, phải xây thêm một đường băng mới cũng như phải tăng khoảng cách giữa các đường băng. Tuy nhiên, sẽphải giải tỏa mặt bằng đất dân cư vô cùng tốn kém. Đó là chưa nói đến việc ảnh hưởng tiếng ồn đối với cộng đồng dân cư xung quanh.

Thêm nữa, để đạt công suất 50 triệu khách/năm, nếu phát triển nhà ga hành khách phía bắc, nhược điểm lớn là khu vực nhà ga bị chia cắt thành 2 bên của hệ thống đường băng; chi phí vận hành tăng do thiếu sự hợp nhất của cơ sở hạ tầng; diện tích đất cần phải thu hồi lớn, ảnh hưởng đến thời gian thực hiện do phải đáp ứng nhu cầu giao thông đến khi Cảng hàng khôngquốc tế Long Thành đi vào hoạt động.

Trong khi đó, theo nhóm tư vấn, nếu phát triển nhà ga hành khách ở phía nam sẽ giúp giảm diện tích đất cần phải thu hồi; khoảng cách giữa các nhà ga gần hơn; vận hành tàu bay và hành khách đơn giản hơn; tối ưu hóa đất sử dụng; giảm khối lượng công việc thi công (vốn tác động rất nhiều đến chi phí và thời gian).

Sắp có phương án cho BOT Cai Lậy

Về phương án giải quyết trạm BOT Cai Lậy,Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho biết Bộ đã đưa ra 4 phương án nhưng các phương án này đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định,thời gian thu phí cũng khác nhau. Ví dụ có phương án dừng thu phí thì phải có giải pháp dùng tiền nào để trả và trả trong bao lâu; phải đàm phán với nhà đầu tư. Còn phương án thu phí trên đường tránh hay thu phí ở cả hai tuyến thì phải tính toán thời gian thu phí như thế nào.

"Bộ sẽ tiếp tục nghiên cứu thêm các phương án và báo cáo Thủ tướng trong vài ngày tới, trong đó có cả phương án giảm thu phí từ 30% đến 100% cho người dân ở các xã lân cận trạm BOT", ông Đông nói.

Về việc Hà Nội cấm Uber, Grab… vào 11 tuyến phố, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho hayđây là thẩm quyền của Sở GTVT và UBND TP.Hà Nội. Uber và Grab là loại hình vận tải được kết nối công nghệ, hợp đồng điện tử, nên quan điểm của Bộ GTVT là không phân biệt đối xử và ủng hộ tổ chức giao thông hợp lý.

Hoài Phong
Bài liên quan
ACV sẽ dùng gần 4.000 tỉ đồng tiết kiệm để làm đường cất hạ cánh thứ 2 sân bay Long Thành
Với khoản tiết kiệm gần 4.000 tỉ đồng từ chi phí dự phòng và đấu thầu, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đề xuất đầu tư thêm một đường băng tại sân bay Long Thành ngay trong giai đoạn 1.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
13 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ GTVT sẽ lắng nghe ý kiến nhóm tư vấn của TP.HCM về mở rộng sân bay TSN