Liên quan đến vụ việc 9 người Việt Nam đã không có mặt tại sân bay lúc cất cánh về nước sau khi kết thúc chuyến thăm chính thức Hàn Quốc của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân vào tháng 12.2018, Bộ Kế hoạch - Đầu tư đã chỉ đạo Cục Đầu tư nước ngoài – đơn vị đầu mối tổ chức đoàn – tiến hành rà soát, rút kinh nghiệm để có những biện pháp quản lý chặt chẽ hơn các hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài sắp tới.

Bộ KH-ĐT lên tiếng việc 9 người trong đoàn công tác trốn lại Hàn Quốc

Bùi Trí Lâm | 26/09/2019, 14:23

Liên quan đến vụ việc 9 người Việt Nam đã không có mặt tại sân bay lúc cất cánh về nước sau khi kết thúc chuyến thăm chính thức Hàn Quốc của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân vào tháng 12.2018, Bộ Kế hoạch - Đầu tư đã chỉ đạo Cục Đầu tư nước ngoài – đơn vị đầu mối tổ chức đoàn – tiến hành rà soát, rút kinh nghiệm để có những biện pháp quản lý chặt chẽ hơn các hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài sắp tới.

Theo thông tin từ các cơ quan hữu quan, hiện 2 người đã về nước, 7 người vẫn đang trốn ở lại Hàn Quốc.

Theo Bộ KH-ĐT, việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp đi cùng đoàn công tác của cáclãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội trong các hoạt động chính trị, ngoại giao ở nước ngoài là một chủ trương đúng đắn, nhằm phát triển quan hệ chính trị, ngoại giao kết hợp phát triển kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp và các địa phương mở rộng các hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại, hiện thực hóa các cam kết về hội nhập.

Bộ cho biết, trong 30 năm qua, Bộ đã được giao tổ chức nhiều đoàn doanh nghiệp đi tháp tùng cáclãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội trong nhữngchuyến thăm, làm việc ở nước ngoài. Ngoài nội dung chính là tổ chức các cuộc tiếp xúc, các hội nghị, diễn đàn xúc tiến đầu tư, kết nối doanh nghiệp trong và ngoài nước, thúc đẩy các hoạt động thương mại và đầu tư, đảm bảo thiết thực, hiệu quả.

"Việc chọn lọc, thẩm định, lập danh sách đoàn doanh nghiệp đi tháp tùng các chuyến công du của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ được thực hiện nghiêm túc, cẩn trọng, sau đó gửi các cơ quan hữu quan thẩm tra, cho ý kiến. Việc quản lý đoàn đi cũng được thực hiện chặt chẽ bằng nhiều cách thức khác nhau.

Tuy nhiên, lần này, một số người đã cố tình lợi dụng việc tham gia đoàn để bỏ trốn, ở lại Hàn Quốc bất hợp pháp, bỏ cả hộ chiếu lại. Toàn bộ số hộ chiếu này, sau đó đã được Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch -Đầu tư bàn giao cho các cơ quan chức năng", Bộ nêu.

Bộ Kế hoạch -Đầu tư nhìn nhận rằng phải nghiêm túc rút kinh nghiệm khi lần đầu tiên xảy ra một sự cố như vậy. Ngay sau khi phát hiện sự cố, Bộ cũng đã phối hợp chặt chẽ, tích cực với các cơ quan chức năng để thông tin và phối hợp xử lý theo quy định của pháp luật.

Bộ Kế hoạch -Đầu tư cũng sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan để truy tìm các đối tượng hiện đang bỏ trốn để triệu hồi về nước và xử lý theo quy định của pháp luật. Trường hợp phát hiện nội bộ có sai phạm liên quan, Bộ sẽ không bao che mà nghiêm khắc xử lý cán bộ theo mức độ và quy định của pháp luật.

"Bộ coi đây là bài học sâu sắc để rà soát, rút kinh nghiệm khi tổ chức đoàn doanh nghiệp đi cùng, không để lặp lại sự cố này trong các chuyến đi tiếp theo. Bộ sẽ siết chặt hơn nữa quy trình tổ chức, quản lý chặt chẽ đoàn doanh nghiệp đi nước ngoài tháp tùng các lãnh đạo Đảng và Nhà nước", Bộ nêu.

Tổng thư ký Quốc hộiNguyễn Hạnh Phúc cho hay, ngày 23.9 vừa qua, các cơ quan báo chí của Hàn Quốc đưa thông tin về việc có 9 người trong số các thành viên đi cùng phái đoàn công tác của Quốc hội Việt Namvào tháng 12.2018 đã bỏ trốn ở lại trái pháp luật tại Hàn Quốc. Về vụ việc này, Văn phòng QH đang phối hợp với các bên liên quan để tiếp tục xác minh, xử lý.

“Theo những thông tin ban đầu thì đây là vụ việc liên quan đến những người tham gia đoàn các doanh nghiệp VN dự Diễn đàn đầu tư và thương mại VN - Hàn Quốc do Bộ Kế hoạch -Đầu tưViệt Nam, Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam, Phòng Thương mại - Công nghiệp Hàn Quốc phối hợp tổ chức, không thuộc thành phần đoàn công tác của Quốc hội Việt Nam”, Tổng thư ký Quốc hộinhấn mạnh, đồng thời cho hay thị thực nhập cảnh cấp cho những người này là để đi dự Diễn đàn đầu tư và thương mại Việt Nam- Hàn Quốc chứ không phải thị thực ngoại giao, tham dự thành phần đoàn công tác của Quốc hội Việt Nam.

“Để thuận tiện cho việc tham dự diễn đàn, đoàn doanh nghiệp này đã đi nhờ chuyên cơ của đoàn công tác của Quốc hội Việt Nam.Trước khi đoàn này về nước, các cơ quan hữu quan đã phát hiện có 9 người bỏ trốn, cố ý ở lại Hàn Quốc trái pháp luật”, Tổng thư ký Nguyễn Hạnh Phúc khẳng định và cho biết, tại thời điểm đó, Văn phòng Quốc hộiđã có văn bản trao đổi với Bộ Công an, Bộ KH-ĐT, Bộ Ngoại giao để phối hợp Đại sứ quán VN ở Hàn Quốc và các cơ quan chức năng của Hàn Quốc bằng các biện pháp đưa những người này trở về Việt Nam. Đến nay đã đưa được 2 người về nước.

Lam Thanh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25.11.2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ KH-ĐT lên tiếng việc 9 người trong đoàn công tác trốn lại Hàn Quốc