Bộ Tài chính đã thành lập Tổ nghiên cứu về cơ chế quản lý tài sản ảo, tiền ảo...

Bộ Tài chính: Đã có tổ nghiên cứu khung pháp lý cho tiền ảo, tài sản ảo

Tuyết Nhung | 30/03/2021, 19:10

Bộ Tài chính đã thành lập Tổ nghiên cứu về cơ chế quản lý tài sản ảo, tiền ảo...

Vừa qua, một số người dân đã nộp đơn tố giác hiện tượng lừa đảo trong việc mua bán tiền ảo. Trước tình trạng này, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có chỉ đạo các cơ quan chức năng sớm có cơ chế về vấn đề này.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, một số bộ đang phối hợp làm rõ cơ chế quản lý tiền ảo. Bộ Tài chính cho biết hiện đã thành lập Tổ nghiên cứu về tài sản ảo, tiền ảo để thiết kế chính sách, cơ chế quản lý theo chức năng, nhiệm vụ của bộ có liên quan đến lĩnh vực này.

unnamed(1).jpg
Ở Việt Nam, hoạt động giao dịch tiền ảo thời gian qua có nhiều diễn biến phức tạp - Ảnh: Internet

Theo đại diện Bộ Tài chính,  hiện Việt Nam chưa có quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động phát hành, mua bán, trao đổi tiền ảo, tài sản ảo, cũng chưa quy định đơn vị chính thức quản lý việc phát hành và giao dịch các đồng tiền ảo, tài sản ảo. Do vậy, các hoạt động mua bán, trao đổi các đồng tiền ảo do một số cá nhân tại Việt Nam thực hiện thông qua các sàn giao dịch tiền ảo quốc tế như Binance, Coinbase... hoặc thông qua hình thức thỏa thuận trực tiếp tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.

Trước đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (Bộ Tài chính) đã có thông báo khuyến cáo các nhà đầu tư cẩn trọng khi tham gia đầu tư vào tiền ảo, tài sản ảo để hạn chế những tổn thất có thể xảy ra. Cơ quan này đã có đề nghị các công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư chứng khoán không được thực hiện các hoạt động phát hành, giao dịch và môi giới tiền ảo trái pháp luật.

Hiện Bộ Tài chính đã thành lập Tổ nghiên cứu về tài sản ảo, tiền ảo theo Quyết định số 664/QĐ-BTC ngày 24.4.2020 nhằm triển khai công tác nghiên cứu, đề xuất các nội dung chính sách, cơ chế quản lý theo chức năng, nhiệm vụ của bộ có liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo.

Tổ nghiên cứu đã bước đầu triển khai công tác nghiên cứu về tài sản ảo, tiền ảo cũng như kinh nghiệm quốc tế trong hoạt động quản lý, giám sát liên quan. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước - đơn vị được giao chủ trì Tổ nghiên cứu, cũng đang thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp Bộ về “Xây dựng khuôn khổ pháp lý quản lý tài sản mã hóa trên thị trường chứng khoán Việt Nam”. Đề tài nghiên cứu có thể đưa ra những đề xuất ban đầu với vấn đề quản lý, giám sát các hoạt động liên quan đến tài sản mã hóa trong thị trường chứng khoán Việt Nam.

"Trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục thúc đẩy công tác nghiên cứu để đề xuất với Chính phủ về cơ chế quản lý, giám sát các hoạt động liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo trong chức năng, nhiệm vụ được giao, hướng tới cân bằng giữa mục tiêu sáng tạo, tăng trưởng kinh tế với mục tiêu đảm bảo an toàn, an ninh cho thị trường tài chính, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư cũng như các thành viên khác tham gia thị trường.

Ngoài ra, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về tài sản ảo, tiền ảo, đồng thời tăng cường cảnh báo về những rủi ro, nguy cơ và hệ lụy của việc tham gia mua bán, giao dịch, đầu tư, kinh doanh tài sản ảo, tiền ảo chưa được pháp luật quy định", đại diện Bộ Tài chính nhấn mạnh

Hiện nay, trên thế giới có trên 1.500 loại tiền ảo khác nhau đang lưu hành. Ở Việt Nam, hoạt động giao dịch tiền ảo thời gian qua có nhiều diễn biến phức tạp, thu hút nhiều cá nhân tham gia mua bán, đầu tư, trong đó đáng nói nhất là bitcoin. Các giao dịch tiền ảo chủ yếu là mua đi-bán lại trên sàn giao dịch tiền ảo nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam.

Ví dụ như trường hợp của Lion Group - huy động vốn để đầu tư trong lĩnh vực ngoại hối tại sàn FX Trading Markets với lãi suất cam kết lên tới 1% ngày, 288%/năm, theo phương thức đa cấp (4 cấp). Hiện có gần 40.000 người tham gia nhưng khoảng một tháng gần đây thì sàn này đã không cho nhà đầu tư rút tiền.

Bài liên quan
Mô hình dùng tiền ảo 'nhử' tiền thật của iFan còn ‘siêu’ hơn cả đa cấp
Theo Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Công ty Luật SB Law, mô hình huy động vốn của iFan còn siêu hơn cả kinh doanh đa cấp. Cụ thể, nó kết hợp cả hình thức đầu tư lending (thuê vốn và trả lãi bằng tiền ảo ifan cho nhà đầu tư), ponzi (lấy tiền người sau trả cho người trước) và kinh doanh đa cấp (tức là có nhiều cấp).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
6 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ Tài chính: Đã có tổ nghiên cứu khung pháp lý cho tiền ảo, tài sản ảo