Đại diện Bộ Tài chính cho rằng việc Thủ tướng đồng ý thuế nhập khẩu bình quân gia quyền có tính thêm lượng xăng dầu của Dung Quất đã giúp người tiêu dùng có lợi hơn vì giá bán xăng dầu sẽ giảm xuống.

Bộ Tài chính: Người tiêu dùng hưởng lợi với thuế nhập khẩu xăng dầu

tuyetnhung | 03/11/2017, 20:32

Đại diện Bộ Tài chính cho rằng việc Thủ tướng đồng ý thuế nhập khẩu bình quân gia quyền có tính thêm lượng xăng dầu của Dung Quất đã giúp người tiêu dùng có lợi hơn vì giá bán xăng dầu sẽ giảm xuống.

Tại phiên Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10 diễn ra chiều tối nay 3.11, lý giải nguyên nhân vì sao trong kỳ điều hành vừa qua, thuế bình quân gia quyền với xăng dầu là 8,56%, thấp hơn mức thấp nhất nhập khẩu từ Hàn Quốc, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Thị Mai cho biết đối với thuế bình quân gia quyền để tính giá cơ sở, trước đây tính theo thuế nhập khẩu bình quân theo biểu thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN). Tuy nhiên, khi Việt Nam tham gia hội nhập, trong các biểu thuế đặc biệt ưu đãi, có thuế xuất nhập khẩu với xăng dầu thấp hơn.

Cụ thể, thuế xuất nhập khẩu đối với xăng dầu từ Hàn Quốc là 10%, ASEAN là 20%, MFN là 20%, một số nước khác thì theo lộ trình giảm dần. Bộ Tài chính đã báo cáo Thủ tướng và được Thủ tướng đồng ý là để bảo đảm cân bằng lợi ích của người tiêu dùng, doanh nghiệp thì công thức tính giá cơ sở tính theo thuế nhập khẩu bình quân gia quyền.

Trong kỳ điều hành vừa qua, Bộ Tài chính đề nghị tính thuế nhập khẩu bình quân gia quyền, nhưng tính thêm lượng xăng dầu sản xuất trong nước, cụ thể là của Nhà máy Dung Quất (với thuế suất 0%) bởi trong nước không phải nộp thuế nhập khẩu. Tuy nhiên, nếu không tính thuế bình quân gia quyền của Dung Quất thì thuế bình quân sẽ cao hơn, như vậy giá cơ sở sẽ cao hơn, người tiêu dùng sẽ phải chịu thiệt hại, tức phải trả giá cao hơn đối với xăng dầu.

Thực tế hiện nay,Dung Quất tham gia thị trường gần 40%, cụ thể trong quý này là 47% thị phần xăng dầu. Bộ đã báo cáo và được Thủ tướng đồng ý thuế nhập khẩu bình quân gia quyền thì tính thêm lượng xăng dầu của Dung Quất. Áp dụng cách làm nàythì sẽ có lợi hơn cho người tiêu dùng khigiá bán xăng dầu sẽ giảm hơn.

"Về vấn đề này, có một số ý kiến nêu rằng kỳ điều hành vừa qua, thuế bình quân gia quyền là 8,56%, thấp hơn mức thấp nhất nhập khẩu từ Hàn Quốc thì liệu có 'đứt' nguồn cung hay không? Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi, sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương. Trong trường hợp có ảnh hưởng tới dự trữ xăng dầu, có thể tác động tới nguồn cung, Bộ sẽ phối hợp với Bộ Công Thương kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ để điều hành giá xăng dầu cho phù hợp", Thứ trưởng Mai nhấn mạnh.

Liên quan đến cơ chế xử lý đối với Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Thủ tướng đã giao Bộ Công Thương báo cáo hướng xử lý vào đầu tháng 10, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn là dự án rất lớn, vốn đầu tư nước ngoài cao, có tầm quan trọng. Vì vậy, từ tháng 4.2008, dự án này đã được cấp giấy phép đầu tư. Tới ngày 25.1.2013, Chính phủ Việt Nam đã cấp giấy bảo lãnh của Chính phủ cho dự án này. Việc bảo lãnh có 2 nội dung là ưu đãi về thuế và bao tiêu sản phẩm khi dự án đi vào sản xuất. Từ ngày 25.1.2013, dự án chính thức đi vào hoạt động.

Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập, theo Thứ trưởng Hải, Việt Nam là nước được đánh giá đi đầu trong việc hội nhập kinh tế quốc tế, đã ký, đàm phán và nhiều hiệp định thương mại tự do với các nước đã có hiệu lực. Vì vậy phát sinh dự án này được bảo lãnh của Chính phủ nhưng khi so với các dự án khác có những cái so sánh có thể cao hơn hay thấp hơn. Trước tình hình trên, Chính phủ đã giao các bộ ngành tìm phương án hợp lý nhất trình Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

"Với dự án này, Bộ Công Thương đã hoàn thành phương án, đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Thường trực Chính phủ và ngày 27.10.2017, Ban Cán sự Đảng của Bộ Công Thương đã có báo cáo lên Bộ Chính trị. Hiện đang chờ ý kiến Bộ Chính trị", Thứtrưởng Hải cho hay.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 2: Các lĩnh vực đều tăng tốc, bứt phá
Sản xuất nông-lâm nghiệp và thủy sản năm 2023 và quý 1/2024 tiếp tục là một trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế với kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng cao, chăn nuôi phát triển ổn định, nuôi trồng thủy sản phát triển khá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ Tài chính: Người tiêu dùng hưởng lợi với thuế nhập khẩu xăng dầu