Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển hướng sang ngành du lịch nhằm thúc đẩy tăng trưởng. Sự chuyển hướng này là do tình hình sản xuất dầu thô sụt giảm.

HSBC: Dầu thô thất thế, du lịch 'lên ngôi'

tuyetnhung | 03/11/2017, 20:22

Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển hướng sang ngành du lịch nhằm thúc đẩy tăng trưởng. Sự chuyển hướng này là do tình hình sản xuất dầu thô sụt giảm.

Báo cáo Triển vọng Kinh tế thị trường Việt Nam tháng 11 của Khối Nghiên cứu Kinh tế Toàn cầu HSBC cho biết Việt Nam đang chuyển hướng sang ngành du lịch nhằm thúc đẩy tăng trưởng. Sự chuyển hướng này là do tình hình sản xuất dầu thô sụt giảm và ngành công nghiệp không khói đang ngày càng phát triển.

Theo HSBC, sản xuất dầu mỏ của Việt Nam đạt đỉnh điểm vào năm 2000 và tiếp tục là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng từ năm 2000 đến 2010 (cùng với sản xuất dệt may, giày dép và nông nghiệp).

Tuy nhiên, sản xuất các nhiên liệu hóa thạch đã sụt giảm vài năm gần đây và điều này khiếndầu thôkhông còn là một nhân tố chủ lực của Việt Nam, trong khi ngành du lịch đang trở thành một xu hướng góp phần cho tăng trưởng kinh tế.

Năm 2016, Việt Nam đã chào đón lượng du khách kỷ lục hơn 10 triệu người và con số này sẽ dễ dàng được vượt qua trong năm 2017. Theo báo cáo của Tổng cục Du lịch Việt Nam, doanh thu ngành du lịch đạt được gần 16,5 tỉ USD trong 9 tháng đầu năm nay, tăng 26,5% so với năm 2016. Các ngành dịch vụ của Việt Nam cũng đã hưởng lợi với tăng trưởng đạt mức nhanh nhất kể từ năm 2013.

"Ít nhất đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đang chuyển hướng không phụ thuộc vào dầu thô cũng như đang tìm kiếm những kênh tăng trưởng mới mà trong đó, ngành du lịch sẽ là đầu tàu tăng trưởng. Đây là một chính sách được đánh giá là bền vững. Chúng tôi khá lạc quan với ngành du lịch của Việt Nam sau khi thực hiện những cải cách gần đây và kỳ vọng số lượng du khách đến Việt Nam sẽ vượt qua con số 10 triệu mỗi năm trong tương lai gần, nếu như các chương trình miễn thị thực nhập cảnh vẫn tiếp tục được thực hiện cùng môi trường kinh tế và chính trị của các nước thuận lợi", HSBC nhận định.

Từ đầu năm, Việt Nam đã áp dụng quy trình cấp visa đơn giản cho công dân Trung Quốc bao gồm thủ tục xin thị thực trực tuyến cho du khách Trung Quốc du lịch ngắn ngày và 3 ngày miễn thị thực cho du khách Trung Quốc nhập cảnh từ cửa khẩu Quảng Ninh. Kết quả là Việt Nam đã chào đón lượng du khách kỷ lục hơn 10 triệu người trong năm 2016 và con số này được đánh giá là dễ dàng được vượt qua trong năm 2017.

Ông Nguyễn Văn Tuấn - Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch - cho biếthiện các quốc gia trong khu vực cũng đẩy mạnh miễn visa cho các nước trên thế giới, ví dụ: Thái Lan miễn thị thực cho công dân 61 nước, vùng lãnh thổ; Malaysia miễn thị thực cho công dân 155 nước và vùng lãnh thổ; Singapore miễn thị thực cho công dân 158 nước và vùng lãnh thổ; Indonesia miễn cho công dân 169 nước và vùng lãnh thổ... Các nước này đều áp dụng chính sách cấp thị thực tại cửa khẩu và thị thực điện tử (e-visa). Các quốc gia này đều sử dụng visa như một công cụ để nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch, thu hút khách quốc tế.

Hiện tại, định hướng của Chính phủ thời gian tới là phát triển dulịch là ngành kinh tế mũi nhọn và bền vững. Mục tiêu đến 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thu hút 15 triệu lượt khách du lịch quốc tế và phục vụ 75 triệu lượt khách nội địa, đóng góp 10% GDP.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kênh đào Phù Nam - Techo sẽ làm tăng tình trạng hạn mặn ở ĐBSCL
5 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 23.4, tại TP.Cần Thơ, Ủy hội Sông Mê Kông quốc tế (MRCS) tổ chức hội nghị tham vấn về đề xuất dự án kênh đào Phù Nam - Techo (Campuchia) nhằm thông tin về dự án cũng như các phản hồi, hành động của Ủy hội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
HSBC: Dầu thô thất thế, du lịch 'lên ngôi'