Ngày 26.6, Bộ Tài nguyên - Môi trường chính thức có thông tin liên quan đến Công ty TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam.

Bộ Tài nguyên-Môi trường sẽ kiểm tra nhà máy giấy Hậu Giang

26/06/2016, 15:36

Ngày 26.6, Bộ Tài nguyên - Môi trường chính thức có thông tin liên quan đến Công ty TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam.

Nhà máy giấy Hậu Giang có nguy cơ tiêu diệt môi trường nước ĐBSCL?

Theo đó, Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà giao Tổng cục Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở TN-MT tỉnh Hậu Giang, Phòng Cảnh sát môi trường tỉnh Hậu Giang và các cơ quan liên quan tiến hành thanh tra, xem xét và đánh giá việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với nhà máy giấy Hậu Giang của Công ty TNHH Giấy Lee & Man.

Đoàn sẽ tiến hành công bố quyết định thanh, kiểm tra vào ngày 30.6 và bắt đầu thực hiện công việc từ ngày 1.7. Ngoài đại diện Tổng cục Môi trường, đại diện Sở TN-MT và Sở Công Thương, Phòng Cảnh sát môi trường tỉnh Hậu Giang, còn có đại diện Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hậu Giang và một số chuyên gia về công nghệ sản xuất, công nghệ xử lý chất thải trong sản xuất giấy tham gia đoàn.

Theo báo cáo tài chính năm 2015 của tập đoàn Lee & Man (Trung Quốc), dự án nhà máy giấy Hậu Giang, công suất 400.000 tấn sản phẩm năm sẽ bắt đầu đi vào hoạt động vào 6 tháng cuối năm 2016. “Hiện tập đoàn chúng tôi dùng khoảng 0,37 tấn tiêu chuẩn than đá cho mỗi tấn sản phẩm giấy, mục tiêu của chúng tôi là giảm thấp hơn mức 0,36 tấn tiêu chuẩn than đá cho mỗi tấn sản phẩm giấy”, báo cáo nêu.

Báo cáo tài chính năm 2015 của Lee & Man

Như vậy, theo một chuyên gia, Lee & Man Hậu Giang sẽ đốt khoảng 148.000 tấn than đá/năm. Do đó, theo ông, cần theo dõi chỉ số Sulphur Dioxide của khí thải. Hiện tập đoàn Lee & Man phải chấp hành tiêu chuẩn của chính phủ Trung Quốc là dưới 400mg/m3.

“Hiện nay, sản phẩm giấy của chúng tôi được sản xuất với 98% tỷ lệ tái chế (nghĩa là 98% vật liệu làm giấy là nguyên liệu tái chế) và chúng tôi là một trong những nhà sản xuất giấy bìa cứng toàn cầu có tỷ lệ sử dụng tái chế cao nhất”, báo cáo này cũng nêu.

Do đó, theo vị chuyên gia, cần tập trung làm rõ những vấn đề có liên quan đến việc sử dụng giấy tái chế như phương thức và xuất xứ nơi nhập, kho chứa, hóa chất, nước thải...

Nguyễn Hồ

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
6 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ Tài nguyên-Môi trường sẽ kiểm tra nhà máy giấy Hậu Giang